Subscribe:

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

6 nhóm dinh dưỡng cho sắc đẹp


Mới đây, các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng đã đưa ra khuyến cáo bổ ích cho chị em phụ nữ, để có cơ thể cân đối, da đẹp hồng hào hãy chú ý 6 nhóm dinh dưỡng sau:

1. Vitamin tổng hợp nhóm B
Loại vitamin đóng vai trò hình thành các tế bào mới trong cơ thể, điều này có nghĩa là nếu không đủ loại vitamin này thì ngay lập tức nó sẽ thể hiện trên da, tóc và móng tay, móng chân. Không những thế, chúng còn cần thiết để phòng chống sự hình thành các loại axít gây ra các bệnh như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, suy nhược trí tuệ ở những người già và một số loại bệnh mãn tính khác

Loại vitamin này thường có trong bánh mỳ, mỳ ống, bắp cải, đậu…

2. Canxi

Một thành phần quan trọng cấu tạo khung xương, ngăn chặn sự hao mòn xương. Cùng với thời gian, bệnh loãng xương sẽ đe dọa tới mọi người, nhưng chủ yếu là ở nữ giới. Có thể dễ dàng nhận ra sự thiếu canxi trong cơ thể thông qua biểu hiện bất thường của tóc và móng tay, móng chân.

Theo khuyến cáo, chị em nên bổ sung 1000 mg canxi/ngày trước khi mãn kinh và 1200 mg/ngày sau khi mãn kinh. Ngoài ra, canxi còn có nhiều trong thực phẩm như sữa bột, bắp cải trắng, cây cải xanh, cua đồng, vừng (mè) các loại rau màu xanh đậm…

3. Vitamin D

Vitamin D giúp cho cơ thể hấp thụ được nhiều hơn canxi từ thức ăn. Ngoài ra, loại vitamin này còn giúp cơ thể chống chọi lại với một số loại bệnh nghiêm trọng, trong đó có ung thư (ung thư vú, ung thư cổ tử cung. Loại vitamin này thường có trong cá, sữa và trứng.

4. Nhóm Sắt

Sắt đóng vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung tế bào cho cơ thể. Nó góp phần bổ sung và duy trì năng lượng cũng như hoạt động của các chức năng khác trong cơ thể. Lời khuyên của các chuyên gia là nên bổ sung 18 mg/ngày trước thời kỳ mãn kinh và 8 mg sau khi mãn kinh. Trong thời kỳ mang thai nên bổ sung nhiều hơn, 27 mg/ngày.

Sắt thường có trong thịt bò, rau muống, rau ngót và các loại củ.

5. Chất xơ

Một nhóm chất không thể thiếu để cung cấp các vitamin và khoáng chất chống chất oxy hoá - thủ phạm gây già, và giữ cho cơ thể cân đối, tránh béo phì. Mỗi ngày, trong thực đơn bạn nên cung cấp ít nhất 5 loại rau củ quả khác nhau để có thể tận dụng được sự đa dạng của các chất.

6. Axit béo Omega-3

Đây là loại axit béo rất tốt cho cơ thể. Thường xuyên sử dụng loại axit béo này có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tới 3 lần. Loại axit béo này rất hữu hiệu đối với những người ngoài 45 tuổi. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng chứng tỏ rằng, loại axit béo này còn có khả năng chống viêm nhiễm, giảm các triệu trứng của các loại bệnh khác như viêm khớp.

Axít Omega – 3 có nhiều trong cá, rau lá xanh sẫm, đỗ tương và đậu phụ; các loại hạt như hạt hướng dương, hạt vừng, hạt điều và hạt lanh; các loại dầu ăn như dầu hạt lanh, dầu hạt cải và dầu nành; trứng

Rượu tỏi - thứ thuốc tuyệt vời của nhân loại


( Rẻ tiền, dễ làm, hiệu quả chữa bệnh cao, không gây tác dụng phụ). Vào những năm 1960 - 1970, WHO (Tổ chức Y tế thế giới) phát hiện thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhưng sức khoẻ của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ tương đối cao.
WHO đặt vấn đề với Chính phủ Nesser xin cử một số đoàn của WHO vào Ai Cập nghiên cứu xem tại sao lại có hiện tượng lạ như thế mà y tế Ai Cập chưa tìm ra lời giải. Được Tổng thống Nasser đồng ý, WHO huy động nhiều chuyên gia y tế vào Ai Cập, chia nhau xuống các vùng nông thôn, các vùng có khí hậu khắc nghiệt để nghiên cứu và thu thập tài liệu. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu (đông nhất là Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản) đã tìm thấy ở Ai Cập, nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống. Nhân dân Ai Cập nói từ bao nhiêu thế kỷ nay, người dân nước họ vẫn làm như thế.
Ở mỗi vùng, tỏi được ngâm theo những công thức khác nhau; chuyên gia các nước đem những công thức đó về nước mình nghiên cứu, phân tích, kết luận rồi thông qua một bản báo cáo gửi WHO tổng kết và hội thảo về vấn đề này. Đến năm 1980 họ thông báo: Rượu tỏi chữa được 4 nhóm bệnh:
* Thấp khớp (sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương cốt).
* Tim mạch (huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, ngoại tâm thu).
* Phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản).
* Tiêu hoá (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày).
Tới năm 1983, Nhật lại thông báo bổ sung thêm hai nhóm bệnh nữa là:
* Trĩ nội và trĩ ngoại.
* Đái tháo đường (tiểu đường).
Từ 40 tuổi trở đi, các bộ phận trong cơ thể con người bắt đầu thoái hoá làm cho các chức năng hấp thụ chất béo (lipit), chất đường (glucose) bị suy giảm. Các chất đó không hấp thụ hết qua đường tiêu hoá, phần thừa không thải ra ngoài được, dần dần lắng đọng trong thành vách mạch máu, làm xơ cứng động mạch và xơ cứng một số bộ phận khác, lâu ngày gây ra một số bệnh như trên.

Trong tỏi có hai chất quan trọng:
* Phitoncid là loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn.
* Hoạt tính màu vàng, giúp làm tiêu chất béo dưới dạng cholesterol bám vào thành vách mạch máu làm cho đường đi của máu từ tim ra và về tim bị tắc nghẽn.
Chính nhờ 2 chất đó mà tỏi có tác dụng chữa bệnh cao.

Công thức
Tỏi khô (bí lắm mới dùng tỏi tươi): 40g (theo kinh nghiệm thì mua 50g, sau khi bóc vỏ còn 40g), Rượu trắng 450 (tốt nhất là rượu lúa mới): 100ml.
Tỏi bóc vỏ, thái nhỏ và cho vào lọ sạch sau đó đổ rượu vào ngâm. Ngâm 10 ngày, thỉnh thoảng lại lắc lọ. Mới đầu thì có màu trắng. Sau dần chuyển sang màu vàng đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ.

Cách dùng
Uống 40 giọt (tương đương với một muỗng cà phê nhỏ). vào buổi sáng (trước khi ăn) và tối (trước khi ngủ).
Uống liên tục cả đời. Người phải kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn uống được vì mỗi lần chỉ có 40 giọt - một lượng rượu không đáng kể.
Cứ sau 10 ngày phải ngâm một lần để gối đầu cho những lần dùng kế tiếp.

Vị thuốc từ Rau càng cua

Rau càng cua
Vị chua chua ngọt ngọt của dầu giấm quyện vào mùi thơm của thịt bò xào, vị béo ngậy của trứng và mùi hăng hăng đặc trưng của mớ rau càng cua mọc sau hè là món ăn khó quên…

Rau càng cua (Peperomia pellucid) họ hồ tiêu – Piperaceae. Rau thuộc loại thảo, thân chứa nhiều nước hơi nhớt, nhỏ và nhẵn, lá hình trái tim nhọn có màu xanh trong. Hoa mọc thành chùm dài ở đầu cây. Thuộc nhóm cây thân cỏ, sống thích hợp ở những nơi ẩm ướt, dưới chân tường, trên đá, thường khai hoa vào tháng giêng hay tháng 8 âm lịch, sức sống mạnh, hạt rất nhỏ nên dễ phân tán nơi xa, khi gặp điều kiện thích hợp sẽ lên cây và lan rộng ra.
Vị mặn, ngọt, chua, lẫn giòn giòn, dai dai của rau làm thành món rau trộn rất ngon. Rau càng cua còn có thể trộn chung với các loại rau khác như rau sam, rau thơm…, chấm với nước cá kho hay thịt kho. Chính vị chua chua của loại rau này khi chấm với nước kho mặn sẽ tạo cảm giác rất ngon miệng. Là loại rau giàu dinh dưỡng, đặc biệt beta-caroten (tiền vitamin A), nên thường được chế biến thành nhiều món ăn dân dã bổ dưỡng.
Ở các nước phương tây, người ta xem rau càng cua như một thứ cỏ dại. Người ta có thể nghiền lá ra dùng đắp trị sốt rét, đau đầu, dịch nhầy từ lá dùng uống trị đau bụng. Tại Trung Quốc, toàn cây rau này được dùng làm thuốc trị đau nhức khớp, đòn ngã và được vò nát đắp lên da trị phỏng do lửa hoặc nước sôi. Theo Đông y, rau càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tan máu ứ; thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm ruột thừa, viêm gan, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém. Ngoài ra rau còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau, có tác dụng chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở (giã nát, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương; da sẽ mau lành, liền miệng). Cần tham khảo thêm ý kiến nhà chuyên môn khi sử dụng.Theo lương y Nguyễn Phước Thành, rau càng cua tuy cung cấp nhiều chất nhưng lại ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo, còn được dùng làm vị thuốc. Trong rau chứa nhiều chất sắt, giúp bổ sung cho người thiếu máu do thiếu sắt. Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp…
Lưu ý: trong khi sử dụng không được để nhựa mủ cây rau này bắn vào mắt.