Subscribe:

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

Sự diệu kỳ của các loại đậu

Bạn có biết những màu sắc đỏ, vàng, trắng, xanh, đen của đậu là biểu hiện cho những giá trị dinh dưỡng khác nhau? Câu chuyện về họ nhà đậu sẽ cho bạn thấy thiên nhiên thật diệu kì.

Đậu đỏ bổ tim
Đậu đỏ nổi tiếng với vỏ đỏ và ruột màu trắng, chứa protein, omega-3 axit béo và sắt, giúp tim khỏe mạnh.
Đậu đỏ còn chứa khá nhiều chất xơ có tác dụng nhuận tràng, giảm huyết áp, giảm mỡ máu, điều tiết đường máu, giải độc chống ung thư, phòng chống kết sỏi, làm đẹp, giảm béo, lợi tiểu rất tốt. Ngoài ra nó còn giúp giải rượu, giải độc, chữa bệnh thận và phù thũng.
Đậu đỏ được coi là “cao thủ giải độc”. Nếu bị ngộ độc, hãy cho người bệnh uống ngay một cốc nước đậu đỏ đun với một ít muối, khả năng lợi tiểu sẽ đẩy bớt chất độc ra khỏi cơ thể người bệnh. Cũng chính vì tác dụng này mà các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị tê phù, bệnh tim, thận…. nên sử dụng đậu đỏ.
Đậu vàng bổ tỳ
Đậu vàng chứa nhiều chất saponin, có thể kích thích mật bài tiết tiêu hoá chất béo, có tác dụng thúc đẩy tiêu hoá hấp thụ. Màu của đậu vàng tương ứng với tỳ, có thể khoẻ tỳ, ích khí bổ hư…Thường xuyên ăn đậu vàng còn giúp làm chậm quá trình lão hoá, thích hợp với người có sắc mặt, nước da tái xám, cơ thể ốm yếu.
Đậu trắng bổ phổi
Đậu trắng có saponin, urease, chất xúc tác niệu tố và nhiều thành phần protit cầu, có chức năng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, kích hoạt tế bào tuyến dịch vị, đồng thời có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống các bệnh về đường hô hấp.
Đậu xanh bổ gan
Đậu xanh vị ngọt, tính mát, là thực phẩm thường dùng để thanh nhiệt, giải độc, đẩy nóng. Thường xuyên ăn đậu xanh có thể giúp đào thải độc tố trong cơ thể, thúc đây cơ thể trao đổi chất được bình thường. 
Đậu xanh có tác dụng giảm cholesterol, có thể bảo vệ gan và chống dị ứng. Trong đậu xanh còn có thành phần hạ mỡ trong máu hữu hiệu, chứa nhiều kali, ít natri giúp cho cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp, đồng thời có công hiệu bảo vệ gan và giải độc. Nếu trong canh đậu xanh thêm vào một ít mật ong thì tác dụng giải trừ độc tố càng tốt hơn.
Đậu đen bổ thận
Đậu đen chứa nhiều thành phần chống ô xy hoá, đặc biệt là chất isoflavone, anthocyanidin là thuốc chống ô xy hoá rất tốt, có thể thúc đẩy xúc tiến thận đào thải ra độc tố, có công dụng rõ rệt trong việc bổ thận, ích âm hoạt huyết, mạnh gân khoẻ xương cốt và an thần sáng mắt.
Ngoài ra, trong đậu đen người ta còn tìm thấy chất albumin, sinh tố A, B, C, protid, glucid, lipid, muối khoáng. Hàm lượng acid amin cần thiết trong đậu đen rất cao gồm: lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, alanin, valin, leucin...
Theo Phụ nữ/She

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

Món ăn bổ dưỡng sức khỏe


--Sau  nghiên cứu, điều tra cụ thể, các nhà dưỡng sinh và các chuyên gia dinh dưỡng đã phát hiện thấy những người sống trường thọ thường có 8 sở thích sau đây.

1. Cháo
Nhìn từ thói quen ăn uống, trong những người sống trường thọ thì không có một ai là không thích ăn cháo. Nhà kinh tế học nổi tiếng của Trung Quốc Mã Dần Sơ và phu nhân Trương Qu ế Quân đều là những người trường thọ trăm tuổi. Hai người đặc biệt thích ăn cháo sáng và mỗi sáng đều lấy 50g yến mạch và 250g nước nấu thành cháo.
Người sống thọ trăm tuổi ở Thượng Hải (Trung Quốc) là Tô Cục Tiên mỗi ngày ba bữa đều ăn cháo nấu từ gạo, định lượng mỗi bữa là một bát nhỏ.
Các nhà y học và dinh dưỡng từ bao đời nay đều cổ động người già nên ăn cháo vì nó tốt cho sức khoẻ. Cháo dễ tiêu hoá, hấp thụ, có thể điều hòa dạ dày, bổ tỳ, tha nh lọc phổi, mát đường ruột.
Nhà dinh dưỡng học thời nhà Thanh Tào Từ Sơn đã từng nói: “Người già, mỗi ngày nên ăn cháo, không kể bữa, có thể tăng cướng sức khoẻ cho cơ thể và hưởng đại thọ”.

2. Các món kê
Người già thích nhất ăn kê và xem kê là thực phẩm bổ dưỡng tốt nhất cho cơ thể. Kê từ trước đến nay đều được xứng danh là “món đầu đàn của ngũ cốc”. Người có thể chất ốm yếu, bệnh tật thường dùng kê để bồi bổ sức khoẻ.
Y học Trung Quốc cho rằng, hạt kê có ích cho ngũ tạng, đặc biệt là dạ dày (làm dày đường ruột, dạ dày), bổ sung tinh dịch, mạnh khoẻ gân cốt, cơ bắp.
Có một danh sư nổi tiếng thời nhà Tha nh đã nói: “Hạt kê là dinh dưỡng tốt nhất cho sức khoẻ con người. Khi dùng hạt kê nấu cháo, dầu kê trong cháo có tác dụng tốt hơn cả canh nhân sâm”. Có thể nói, người già trường thọ thích ăn kê là rất đúng và có cơ sở.





3. Ngô
Ngô còn có tên gọi khác là Ngọc trân châu, là “thực phẩm vàng” được toàn thế giới công nhận và cũng là món ăn chính mà người trường thọ không thể “rời xa”.
Các nhà khoa học Mỹ nhận thấy người Pueblo bản địa không ai bị cao huyết áp và xơ cứng động mạch. Nghiên cứu thì được biết là do người dân vùng này thường xuyên ăn ngô.
Các nhà khoa học cho biết: trong ngô hàm chứa đại lượng lecithin, acid linoleic, vitamin E vì vậy không dễ gây ra cao huyết áp và xơ cứng động mạch..






4. Khoai lang

Ăn khoai lang là một trong những sở thích lớn của người già trường thọ.
Một trong những người trường thọ tâm sự: “Khoai lang là một báu vật, bữa ăn nào cũng phải có nó”.
Theo nghiên cứu, khoai lang có 5 tác dụng lớn: thứ nhất dinh dưỡng phong phú, điều hoà bổ máu; thứ ha i là nhuận tràng thông khí, có lợi cho đại tiện; thứ ba là ích khí, tăng cường hệ thống miễn dịch; thứ tư là khoai lang hàm chứa chất chống ung thư, có thể phòng chống ung thư; thứ năm là phòng chống lão hoá, ngăn chặn xơ cứng động mạch.
Khoai lang hàm chứa đại lượng chất keo protit vì vậy có thể ngăn ngừa các bệnh gan và thận, tăng cường hệ miễn dịch, tiêu trừ các gốc tự do, tránh bệnh ung thư do các gốc tự do gây ra.
Trong khoai lang lại còn chứa khá nhiều canxi, magie, vì vậy có thể phòng ngừa chứng xương cốt rời rạc. Từ đó có thể thấy, khoai lang là một báu vật không thể thiếu của người trường thọ.
5. Đậu phụ

Người già thường thích ăn đậu phụ, họ cho rằng: “Ăn cá sinh nóng, thịt sinh đờm, bắp cải, đậu phụ đảm bảo bình an”.
Thành phần chủ yếu của đậu phụ là protein và isoflavone. Đậu phụ có công dụng ích khí, bổ hư, lọc chì trong máu, bảo vệ gan, thúc đẩy chức năng trao đổi chất trong cơ thể.
Thường xuyên ăn đậu phụ có lợi cho sức khoẻ và phát triển trí lực. Người già thường xuyên ăn đậu phụ có tác dụng rất tốt để trị liệu các chứng như xơ cứng mạch máu, xương cốt lỏng lẻo, rời rạc.




6. Cải thảo

Cải thảo là một trong những loại rau củ người già thích ăn nhất. Cải thảo có mùi vị tươi ngon, dinh dưỡng hài hoà, là loại rau tốt nhất trong mùa đông.
Đại sư Tề Bạch Thạch Trung Quốc đã để lại một bức tranh cải thảo rất có ý nghĩa, bức tranh độc luận cải thảo là “vua của các loại rau” và ca ngợi “ trăm loại rau không bằng cải thảo”.
Thường xuyên ăn cải thảo cơ lợi cho việc đánh đuổi bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Cải thảo hàm chứa chất khoáng, vitamin, protein, chất xơ, carotine, ngoài ra còn hàm chứa một loại chất có thể phân giải nitrosamine - một chất gây ra ung thư.
Nhìn từ công dụng dược lý, cải thảo có 7 công dụng lớn: đó là dưỡng dạ dày, nhuận tràng, giải rượu, lợi tiểu, giảm mỡ, t ha nh nhiệt và chống ung thư.

7. Củ cải

Người già trường thọ mùa đông không rời xa củ cải. Họ nói: “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, 1 năm 4 mùa đảm bảo an kha ng”.
Củ cải hàm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, không chứa chất béo, có tác dụng đẩy mạnh trao đổi chất cũ mới, tăng cường cảm giác thèm ăn và giúp tiêu hoá.
Củ cải đích thực là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của người già. Y học Trung Quốc cho rằng, củ cải có thể “hoá giải” và tiêu hoá thực phẩm tích trữ trong dạ dày, trị mất tiếng do ho, đờm gây ra; trị ho ra máu, chảy máu mũi; giải khát, trị kiết lỵ, giảm đau đầu, lợi tiểu....
Nếu ăn sống có thể giải khát, t ha nh nhiệt, giải đờm, ngăn hen suyễn và trợ giúp tiêu hoá;  Luộc chín ăn có tác dụng bổ ích, khoẻ tỳ.
“Củ cải và trà” tức là ăn củ cải, sau đó uống trà, có thể tiêu trừ khô nhiệt, bài trừ khí nóng độc tích tụ trong cơ thể, có tác dụng rất tốt để khôi phục t ha nh khí và tinh thần.
Củ cải nấu với thịt sẽ là ngon nhất nhưng không được ăn cùng với nhân sâm và cam quýt.

8. Cà rốt
Cà rốt hàm chứa nhiều vitamin A, có chứa phong phú chất carotine. Nghiên cứu chỉ rõ, cà rốt có thể cung cấp các thành phần dinh dưỡng cần thiết để phòng ngừa bệnh tim mạch, trúng gió, cao huyết áp và xơ vữa động mạch.
Chất carotine ít bị phá hủy dù ở nhiệt độ cao mà cơ thể lại dễ hấp thụ. Vào cơ thể, carotine sẽ chuyển hoá thành vitamin A, giúp trị các chứng khô mắt và quáng gà do thiếu vitamin A gây nên.
Chất carotine chỉ dễ hấp thu khi có dầu mỡ vì vậy, những người già “trường thọ” có kinh nghiệm thường cắt cà rốt thành miếng nhỏ và xào với dầu mỡ, như thế khả năng bảo tồn của carotine có thể đạt trên 79%. Cà rốt cắt miếng vuông dài rán trong chảo dầu thì chất carotine có thể bảo tồn đến 81%. Cà rốt cắt miếng nấu với thịt, tỉ lệ bảo tồn chất carotine đạt đến 95%.
Cà rốt còn có tác dụng tăng cường trí nhớ. Trước khi đọc sách hay học bài nếu ăn một đĩa cà rốt xào, rất có lợi cho việc tăng cường và củng cố trí nhớ

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Đậu đỏ - một vị thuốc tốt

Đậu đỏ - một vị thuốc tốt
Đậu đỏ còn có tên gọi là Xích tiểu đậu.
Tuy không được dùng rộng rãi trong chế biến thực phẩm, đậu đỏ được các thấy thuốc Đông y coi là một vị thuốc dễ sử dụng và an toàn. Nghiên cứu của y học cổ truyền và ứng dụng thực tế cho thấy, đậu đỏ có tính mát, giúp giải nhiệt, tiêu độc, tiêu thũng trong người.
Sau đây là hai ứng dụng cụ thể của đậu đỏ:
- Người bị kiết lỵ lâu ngày khó chữa trị nên ăn đậu đỏ thường ngày, có thể nấu cháo, nấu canh hoặc nấu chè tùy sở thích.
- Đậu đỏ có tác dụng tiêu viêm, trị mụn nhọt gây đau nhức. Rang đậu cho giòn, sau đó giã nhuyễn, trộn chung với giấm thành hỗn hợp cô đặc; đắp thuốc lên chỗ đau, ngày thay vài lần sẽ chóng tiêu viêm.

Bài thuốc từ đậu đen


Đậu đen không chỉ làm thức ăn trong những ngày hè nóng bức mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh. Mời bạn tham khảo các bài thuốc sau đây để có thể áp dụng một cách hiệu quả nhất.
Đậu đen là một thực phẩm quen thuộc, dân dã và rất lành. Trong số các axit amin có ở đậu đen, thì có rất nhiều thứ cần cho cơ thể như lyxin, meslionin, tritophan, phenylamin, leuxin, arginin, histiclin...
Theo Đông y, đậu đen có tính hơi hàn (mát), vị ngọt, là thuốc bổ âm, bổ can thận, bổ huyết, giải độc, trừ phong nhiệt độc, lợi tiểu, được sử dụng rộng rãi.
Đậu đen dùng làm tá dược tốt để làm thuốc Đông y (có thể giảm chát và tăng khả năng bổ huyết của Hà thủ ô...). Nhưng do đậu đen hơi hàn nên những ai bị hư hàn (loét hành tá tràng, dễ tiêu chảy...) khi ăn nên cho khoảng 5 lát gừng tươi và bát chè thuốc để dùng.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng đậu đen
1. Chữa đau bụng dữ dội, chưa rõ nguyên nhân
Đậu đen 100g, sao cháy, sắc lấy nước đặc cho thêm rượu, uống nóng 1 lần. Cơn đau giảm nhanh, nhưng cũng cần đưa bệnh nhân đi khám ngay lập tức ở bệnh viện để có chẩn đoán và xử lý kịp thời.
2. Hỗ trợ chữa tiểu đường do thận hư
Đậu đen, thiên hoa phấn, mỗi thứ 10g, sắc uống hàng ngày có tác dụng giảm triệu chứng uống nhiều, tiểu nhiều rất rõ rệt.
3. Chữa lưng đau ê ẩm, cứng đờ, cử động khó (thoái hóa cột sống)
Đậu đen: 300g sao vàng, 300g nấu chín nhừ, 300g cho vào chõ đồ chín. Trộn đều ba loại trên cho vào 2 lít rượu chưng cách thủy 30 phút, sau đó ngâm tiếp 7 ngày, mỗi ngày uống 1 chén nhỏ vào bữa ăn (tổng lượng 100ml/ ngày). Ngoài ra có thể dùng rượu cho thêm ít gừng tươi xào nóng, xoa bóp lưng rất hiệu nghiệm.
4. Chữa mụn nhọt trong tai sưng đau
Mụn này rất quái ác, vừa làm đau tai, thêm đau đầu, vướng víu mà không sao đắp, bôi thuốc gì vào được. Thời chống chiến chanh phá hoại đế quốc Mỹ, ở nơi sơ tán, chúng tôi nghe lời mách của "thầy lang vườn" như sau:
Đậu đen ½ bát cho vào ấm rồi đổ nước ninh, lấy lá chuối tươi bịt kín miệng ấm, vòi ấm nút bằng lá chuối khô. Khi sôi khoảng 5 phút lấy một ống giấy bắc vào vòi ấm và ghé tai vào xông (tránh bỏng do lửa) mỗi lần khoảng 15-20 phút. Người xông và người đun phải tự điều chỉnh sao cho vừa đủ nóng.

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

HẠT KÊ và Công dụng của hạt Kê


Một chén chè kê vào những ngày mùa hè có thể giúp bạn giải nhiệt. Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Dinh dưỡng Ấn Độ cho thấy, hạt kê còn có tác dụng lợi tiểu, ngừa sỏi thận, tiêu chảy và tiểu đường.Riêng những ai hay bị đau bao tử, mắc chứng khó tiêu dùng hạt kê trong chế độ ăn hằng ngày cũng sẽ có lợi. Kê còn giúp làm sạch miệng, chống hôi miệng do có công dụng làm chậm quá trình sinh sôi nảy nở của các loại vi khuẩn trong miệng. Hạt kê do giàu axit amin và silic nên giúp các thai phụ ngừa sẩy thai và tình trạng nôn ọe mỗi sáng. Kê còn có tác dụng chống các loại nấm trên cơ thể.
Bộ phận dùng: Hạt và mầm hạt (Cốc nha hay Túc nha) - Semen Setariae et Fructus Setariae Germinatus.
Nơi sống và thu hái: Gốc ở Ấn độ, được trồng nhiều để lấy hạt làm lương thực và làm thức ăn gia súc. Cây mọc nhanh, có thể mọc trên các loại đất cát vùng đồng bằng và cả ở trên các vùng núi.
Thành phần hoá học: Sau khi sấy vỏ, hạt chứa 73% hydrat carbon, 10,8% protein và 2,9% lipid. Các acid amin từ protein được giải phóng do sự lên men thấp hơn ở sữa và Lúa mì.
Tính vị, tác dụng: Kê có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận. Ở Ấn độ, được xem như lợi tiểu và thu liễm. Cốc nha có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng tiêu thực hoà trung, kiện tỳ khai vị; cốc nha sao lại tiêu thực; còn cốc nha tiêu (sao cháy) có tác dụng làm tiêu tích trệ.
Công dụng: Kê thuộc loại lương thực thường dùng trong nhân dân. Cũng được dùng làm thuốc chữa lậu nhiệt, ho nhiệt, ho khan.
Ở Ấn độ, người ta dùng ngoài trị thấp khớp và là vị thuốc gia dụng làm dịu các cơn đau do sinh đẻ.
Ở Trung quốc, hạt dùng nấu cháo cho người đau dạ dày và bột các hạt đã rang, pha với nước mật dùng cho trẻ em bị bệnh nhọt. Cốc nha dùng chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy miệng hôi, tỳ vị hư yếu; kém ăn; cốc nha sao dùng trị kém ăn; cốc nha tiêu dùng trị tích trệ không tiêu. Liều dùng 9-15g.
Đơn thuốc:
1. Chữa âm hư háo khát, mỏi mệt bải hoải sau những buổi thức đêm mất ngủ hay lao động, phòng dục quá độ, trong người hấp nóng, ho, mồ hôi trộm, khó ngủ: dùng hạt Kê nấu chè đường ăn thì mát khoẻ, lại sức.
Lượng vitamin B1, B2 có trong hạt kê cao hơn từ 1 – 1,5 lần so với lúa gạo. Ngoài ra trong hạt kê còn có chứa nhiều nguyên tố vi lượng khác như methionine (một amino axit thiết yếu) vì thế hạt kê có tác dụng duy trì tế bào não, tăng cường trí nhớ và làm giảm quá trình lão hóa.

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

Thực phẩm chữa bệnh thiếu máu

Nước ép củ cải đường rất tốt cho bệnh thiếu máu. (Ảnh minh họa)

 - Thiếu máu là một căn bệnh có liên quan đến tình trạng cơ thể có lượng tế bào máu đỏ hoặc huyết sắc tố (là thành phần chính của hồng huyết cầu, làm cho máu có màu đỏ) ít hơn so với mức bình thường.
Hãy đến với chuyên mục Sức khỏe của Eva để tìm hiểu những bí quyết ăn ngon, ăn chuẩn, tham khảo những bệnh thường gặp trong cuộc sống, bệnh 'vùng kín' của chị em và những bài thuốc hay rất hữu hiệu cho mẹ và bé.
Những người mắc bệnh thiếu máu sẽ có ít năng lượng để đáp ứng cho các hoạt động thông thường hàng ngày trong cuộc sống do suy giảm lượng ô-xy cung cấp cho các tế bào. Nguyên nhân chính gây ra bệnh thiếu máu là sự thiếu hụt chất sắt, vốn rất cần thiết cho việc tạo ra các huyết sắc tố.

Sắt là một loại khoáng chất vi lượng rất quan trọng trong cơ thể vì chúng được sử dụng để sản xuất ra các huyết sắc tố. Do đó, chúng ta cần phải tiêu thụ nhiều những thực phẩm giàu chất sắt. Tuy nhiên, phần lớn các loại thực phẩm tự nhiên đều không có đủ lượng sắt cần thiết cho nhu cầu của những người đang bị thiếu hụt chất sắt. Có hai loại chất sắt là heme iron và non-heme iron. Chất sắt heme được cơ thể hấp thu dễ dàng hơn và chỉ có trong thịt.

Đối với những người ăn chay, nguồn cung cấp chất sắt duy nhất có giá trị đối với họ là chất sắt non-heme, loại mà cơ thể rất khó hấp thu. Tuy nhiên, để giải quyết rắc rối này, những người ăn chay có thể tăng cường thêm những thực phẩm giàu vitamin C để trợ giúp cho cơ thể trong việc sử dụng chất sắt non-heme và làm tăng tỷ lệ hấp thu loại chất sắt này. Để chữa trị bệnh thiếu máu, hãy tập trung vào những thực phẩm được liệt kê dưới đây.

1. Mật ong

Mật ong giúp ích rất hiệu quả cho việc tích tụ chất sắt trong máu vì chúng chứa một lượng chất sắt và man-gan dồi dào. Loại thực phẩm này còn giúp duy trì sự cân bằng giữa các huyết cầu máu đỏ và huyết sắc tố.

2. Nước ép củ cải đường

Loại rau củ này có liên quan đến số lượng cũng như chất lượng tạo máu trong cơ thể con người. Hàm lượng chất sắt phong phú trong củ cải đường giúp làm hồi phục các tế bào máu đỏ và hỗ trợ việc cung cấp ô-xy mới cho cơ thể. Nước ép củ cải đường nên được làm từ những cây củ cải đường còn tươi. Trong củ cải đường có chứa phốt pho, các vitamin A và C, a-xít folic và biotin. So với các loại chất dinh dưỡng tổng hợp khác, những dưỡng chất do củ cải đường cung cấp dễ được hấp thu hơn. Ngoài ra, củ cải đường còn được biết đến với khả năng làm tăng sự hấp thu ô-xy do máu cung cấp lên tới 400%.

3. Những thực phẩm xanh

Thực phẩm xanh là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của những người đang mắc bệnh thiếu máu. Các loại rau có lá màu xanh đậm cung cấp lượng vitamin A, C, K và folate cực kỳ dồi dào. Rau xanh như rau bina, bông cải xanh và những loại rau có màu xanh đậm khác cung cấp rất nhiều chất sắt non-heme. Do đó, cần dùng thêm những thực phẩm giàu vitamin C để việc hấp thu loại chất sắt này trở nên dễ dàng hơn.
Thực phẩm chữa bệnh thiếu máu, Sức khỏe, thieu mau, benh thieu mau, thuc pham cho nguoi thieu mau, suc khoe, bao phu nu,
Hải sản rất tốt cho người thiếu máu. (Ảnh minh họa)
4. Thịt

Nếu không phải là người ăn chay và đang tìm kiếm những biện pháp hiệu quả để điều trị bệnh thiếu máu thì một số loại thịt có thể là một chọn lựa tốt như thịt bò, heo và gan động vật bởi vì đây đều là những nguồn cung cấp chất sắt dồi dào. Thí dụ trong 55g thịt bò có chứa khoảng 5 mg chất sắt. Thịt bò vẫn được xem là một trong những loại thực phẩm cung cấp chất sắt tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tiêu thụ quá nhiều các loại thịt này vì chúng chứa nhiều cholesterol nên sẽ gây bất lợi cho “sức khỏe” của hệ tim mạch.

5. Hải sản

Các loại hải sản cũng có nhiều chất sắt nên vẫn được xếp vào danh sách những thực phẩm có ích trong việc điều trị bệnh thiếu máu. Trong các loại hải sản, sò sẽ cung cấp lượng chất sắt tối đa với khoảng 13 mg chất sắt trong 85g sò. Hải sản còn chứa nhiều vitamin B12. Thiếu hụt loại vitamin này cũng khiến cho cơ thể mắc bệnh thiếu máu.

6. Lương thực thô

Do có hàm lượng chất sắt cao nên các loại lương thực thô cũng được đánh giá là có hiệu quả trong việc chữa bệnh thiếu máu. Những loại lương thực thô có chứa nhiều chất sắt bao gồm bột yến mạch, nui, bột mì và hạt kê. Chúng là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống nhằm tăng cường thêm lượng máu cho cơ thể. Lương thực thô còn là một nguồn cung cấp carbohydrate khá tốt. Tuy nhiên, để không bị tăng cân do mức năng lượng dồi dào mà các loại lương thực thô mang lại, bạn có thể chế biến chúng thành các món ăn sáng dùng kèm với sữa ít béo.

7. Rau xanh

Rau xanh là những loại thực phẩm có chứa chất sắt non-heme. Lượng chất sắt mà cơ thể hấp thu từ những nguồn thực phẩm này là vô cùng lớn, phụ thuộc vào sự đa dạng của các loại thực phẩm mà bạn đã dùng. Cơ thể không thể hấp thu chất sắt non-heme mà cần phải có sự trợ giúp của vitamin C. Những loại trái cây lại rất giàu vitamin C nên sẽ giúp cơ thể hấp thu được chất sắt trong rau xanh. Chính vì vậy, nên tập trung ăn nhiều các loại rau xanh và trái cây mỗi ngày để đáp ứng cho nhu cầu chất sắt mà cơ thể cần trong quá trình điều trị bệnh thiếu máu. Những loại rau có nhiều chất sắt là rau bina, đậu ve và khoai lang. Lượng chất sắt có trong một chén đậu ve là khoảng 3 mg và một lượng khoai lang tương tự sẽ chứa khoảng 2 mg chất sắt.

8. Đậu lăng


Cũng giống như các loại rau xanh khác, đậu lăng cung cấp nhiều chất sắt non-heme. Trong một chén đậu lăng chứa khoảng 6,5 mg chất sắt, đậu nành chứa khoảng 9 mg. Nấu những loại đậu này chung với rau xanh chính là một cách để cơ thể hấp thu được lượng chất sắt có trong đậu. Tuy nhiên, mặc dù có lượng chất sắt dồi dào nhưng cũng không nên dùng quá nhiều đậu lăng vì chúng có thể làm hơi gas tích tụ nhiều trong bao tử, gây đầy hơi và khó tiêu hóa.

9. Thịt gia cầm

Bênh cạnh hàm lượng protein có chất lượng cao, thịt gia cầm còn chứa nhiều chất sắt. Thịt gà tây sẽ cung cấp khoảng 1,5 mg chất sắt cho mỗi 85g thịt. Chất sắt trong các loại thịt như thịt bò là chất sắt heme nên cơ thể dễ hấp thu mà không cần đến sự trợ giúp của những nguồn thực phẩm có chứa vitamin C.

Chú ý tăng cường những loại thực phẩm kể trên vào thực đơn hàng ngày bên cạnh việc tiêu thụ nhiều những thứ giàu vitamin C chính là một trong những cách hiệu quả nhất để điều trị bệnh thiếu máu. Bên cạnh đó, cần cố gắng tập thể dục đều đặn bằng những bài tập nhẹ nhàng, không quá sức khi cơ thể bạn còn đang yếu như đi bộ, đạp xe… sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ thể, giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và vui vẻ hơn.

Khế - dược liệu đa năng

Khế có nhiều công dụng.
  Khế có rất nhiều công dụng tốt mà không phải ai cũng biết.
Cây khế còn gọi là ngũ liễm, tên khoa học Averrhoa carambola L., thuộc họ chua me (Oxalidaceae).
Khế có nguồn gốc ở các xứ nóng vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, khế được trồng rộng rãi khắp nơi với hai giống khế múi là khế ngọt và khế chua. Tên Averrhoa được lấy từ tên của người thầy thuốc Ả rập thế kỷ thứ XII là Averrhoes, người đã phát hiện khế là một loại dược liệu chữa được nhiều bệnh: “Dùng trộn với hồ tiêu để làm ra mồ hôi, giã nhỏ rồi đắp lên người để đánh tan sự rã rời, bải hoải; chữa bệnh ngứa nếu đắp khi còn nóng, kích thích hoạt động của mắt, dùng cho phụ nữ sau khi sinh, chữa ho, chữa sưng hạch tiết nước bọt, đau khớp xương, ung nhọt, phù thũng, sưng họng…”. Trong 100g khế có chứa các chất sau: nước 92g, protein 0,3g, lipid 0,4g, glucid 5,7g, cellulose 1g, tro 0,3g; các nguyên tố vi lượng: Ca 8mg, P 15mg, Fe 0,9mg, Na 2mg, K 181mg; các vitamin: A 135mg, B1 0,04mg, B2 0,03mg, PP 0,3mg và vitamin C 32mg.
Khế múi có hàm lượng acid oxalic 1%, ít chua, là món ăn thông dụng của người Việt Nam. Người ta thường ăn tươi, làm rau, chấm mắm, nấu canh chua với tôm, tép, cá hoặc xào với thịt bò, sò, hến… rất ngon.
Do có tính khử mùi tanh và làm cho nguyên liệu mềm hơn nên từ lâu dân ta đã dùng khế làm gia vị nấu các món ăn như: canh lươn nấu khế, khế xanh nấu ốc nhồi, canh bò nấu khế chua, cá lóc nấu canh khế…
Khế - dược liệu đa năng, Bài thuốc hay, Sức khỏe, bai thuoc hay tu khe, bai thuoc tu khe, khe duoc lieu da nang, khe chua ho, suc khoe, bao phu nu Khế có rất nhiều công dụng tốt mà không phải ai cũng biết.
Quả chín còn dùng làm mứt để ăn. Ăn một quả khế nhỏ có thể cung cấp 1/3 lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Quả khế còn chứa nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón. Theo Đông y, quả khế gọi là ngũ liễm tử, có vị chua chát, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, thanh nhiệt, sinh tân dịch, giải uế, giúp làm lành vết thương. Thường được dùng chữa cảm sốt, khát nước, ngộ độc rượu, đi tiểu ít, nhiệt độc, vết thương chảy máu.
Ngày dùng 40-80g khế tươi, ăn sống như rau hoặc giã nát vắt lấy nước uống. Dùng quả khế ép lấy nước uống để giải nhiệt cũng như chống cảm nắng vào mùa hè oi nực rất tốt, chữa sưng răng lợi, loét mồm miệng và giảm đường huyết.
Hoa khế có vị ngọt, tính bình, tác dụng giải độc tiêu viêm, thường dùng chữa sốt rét, ho khan, ho đàm, kiết lỵ, trẻ em bị kinh giản. Người ta thường dùng hoa khế tẩm nước gừng hoặc tẩm rượu gừng rồi sao thơm, sắc uống để chữa ho đàm. Ngày dùng 4-12g.
Vỏ thân và lá khế có vị chua, chát, tính bình, tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm. Thường dùng chữa sổ mũi, viêm dạ dày - ruột, đi tiểu ít, chấn thương bầm dập, mụn nhọt, viêm mủ da.
Liều dùng: vỏ thân ngày dùng 10-20g; lá khế ngày dùng 20-40g, sắc uống.
Có thể dùng vỏ thân và lá nấu nước, trong uống ngoài đắp hoặc tắm để chữa lở sơn, mẩn ngứa, mề đay.
Rễ khế có vị chua, chát, tính bình, tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thường dùng chữa đau nhức tay chân do phong thấp. Ngày dùng 12-20g, sao cho thơm, sắc uống.
Sau đây là một số bài thuốc có dùng khế chữa bệnh:

- Chữa nước ăn chân, lở loét, đau nhức: lấy một-hai quả khế chín, lùi trong tro nóng, để vừa ấm rồi áp lên chỗ đau.


-
Chữa bí tiểu, đau tức bàng quang: khế chua bảy quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng. Ở ngoài, lấy một quả khế và một củ tỏi giã nhuyễn, đắp vào rốn.

-
Chữa cảm cúm, mình mẩy đau nhức: khế chua ba quả, nướng chín, vắt lấy nước cốt, hòa với 50ml rượu trắng, uống một lần, hoặc chia làm hai lần uống vào lúc không no không đói quá.

-
Chữa cảm sốt, nhức đầu, đi tiểu ít, cảm nắng: lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia hai lần uống trước bữa ăn.
Hoặc dùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20-40g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước, chia hai lần uống trước bữa ăn.

-
Chữa viêm họng cấp: lá khế tươi 80-100g, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước cốt, chia hai-ba lần để ngậm và nuốt dần.

-
Chữa ho khan, ho có đàm: hoa khế (sao với nước gừng) 8-12g, cam thảo nam 12g, tía tô 8-10g, kinh giới 8-10g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia hai lần uống trươc bữa ăn.
Ngoài loại khế múi nói trên, còn có một loại khế thường gặp ở các tỉnh phía Nam gọi là khế dưa chuột (Averrhoa bilimbi L.), quả hình trụ dài 5-10cm, giống như quả dưa chuột, đôi khi cũng có khía lõm nhưng không sâu như khế múi. Loại khế này có màu lục vàng và trong suốt, khi chín rất chua vì hàm lượng acid oxalic lên tới 6% nên thường được dùng muối dưa, ngâm nước muối, nước mắm để ăn, hoặc làm xirô để giải khát.
LƯƠNG Y ĐINH CÔNG BẢY
                                                                                      (Theo PNO)

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

6 nhóm dinh dưỡng cho sắc đẹp


Mới đây, các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng đã đưa ra khuyến cáo bổ ích cho chị em phụ nữ, để có cơ thể cân đối, da đẹp hồng hào hãy chú ý 6 nhóm dinh dưỡng sau:

1. Vitamin tổng hợp nhóm B
Loại vitamin đóng vai trò hình thành các tế bào mới trong cơ thể, điều này có nghĩa là nếu không đủ loại vitamin này thì ngay lập tức nó sẽ thể hiện trên da, tóc và móng tay, móng chân. Không những thế, chúng còn cần thiết để phòng chống sự hình thành các loại axít gây ra các bệnh như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, suy nhược trí tuệ ở những người già và một số loại bệnh mãn tính khác

Loại vitamin này thường có trong bánh mỳ, mỳ ống, bắp cải, đậu…

2. Canxi

Một thành phần quan trọng cấu tạo khung xương, ngăn chặn sự hao mòn xương. Cùng với thời gian, bệnh loãng xương sẽ đe dọa tới mọi người, nhưng chủ yếu là ở nữ giới. Có thể dễ dàng nhận ra sự thiếu canxi trong cơ thể thông qua biểu hiện bất thường của tóc và móng tay, móng chân.

Theo khuyến cáo, chị em nên bổ sung 1000 mg canxi/ngày trước khi mãn kinh và 1200 mg/ngày sau khi mãn kinh. Ngoài ra, canxi còn có nhiều trong thực phẩm như sữa bột, bắp cải trắng, cây cải xanh, cua đồng, vừng (mè) các loại rau màu xanh đậm…

3. Vitamin D

Vitamin D giúp cho cơ thể hấp thụ được nhiều hơn canxi từ thức ăn. Ngoài ra, loại vitamin này còn giúp cơ thể chống chọi lại với một số loại bệnh nghiêm trọng, trong đó có ung thư (ung thư vú, ung thư cổ tử cung. Loại vitamin này thường có trong cá, sữa và trứng.

4. Nhóm Sắt

Sắt đóng vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung tế bào cho cơ thể. Nó góp phần bổ sung và duy trì năng lượng cũng như hoạt động của các chức năng khác trong cơ thể. Lời khuyên của các chuyên gia là nên bổ sung 18 mg/ngày trước thời kỳ mãn kinh và 8 mg sau khi mãn kinh. Trong thời kỳ mang thai nên bổ sung nhiều hơn, 27 mg/ngày.

Sắt thường có trong thịt bò, rau muống, rau ngót và các loại củ.

5. Chất xơ

Một nhóm chất không thể thiếu để cung cấp các vitamin và khoáng chất chống chất oxy hoá - thủ phạm gây già, và giữ cho cơ thể cân đối, tránh béo phì. Mỗi ngày, trong thực đơn bạn nên cung cấp ít nhất 5 loại rau củ quả khác nhau để có thể tận dụng được sự đa dạng của các chất.

6. Axit béo Omega-3

Đây là loại axit béo rất tốt cho cơ thể. Thường xuyên sử dụng loại axit béo này có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tới 3 lần. Loại axit béo này rất hữu hiệu đối với những người ngoài 45 tuổi. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng chứng tỏ rằng, loại axit béo này còn có khả năng chống viêm nhiễm, giảm các triệu trứng của các loại bệnh khác như viêm khớp.

Axít Omega – 3 có nhiều trong cá, rau lá xanh sẫm, đỗ tương và đậu phụ; các loại hạt như hạt hướng dương, hạt vừng, hạt điều và hạt lanh; các loại dầu ăn như dầu hạt lanh, dầu hạt cải và dầu nành; trứng

Rượu tỏi - thứ thuốc tuyệt vời của nhân loại


( Rẻ tiền, dễ làm, hiệu quả chữa bệnh cao, không gây tác dụng phụ). Vào những năm 1960 - 1970, WHO (Tổ chức Y tế thế giới) phát hiện thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhưng sức khoẻ của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ tương đối cao.
WHO đặt vấn đề với Chính phủ Nesser xin cử một số đoàn của WHO vào Ai Cập nghiên cứu xem tại sao lại có hiện tượng lạ như thế mà y tế Ai Cập chưa tìm ra lời giải. Được Tổng thống Nasser đồng ý, WHO huy động nhiều chuyên gia y tế vào Ai Cập, chia nhau xuống các vùng nông thôn, các vùng có khí hậu khắc nghiệt để nghiên cứu và thu thập tài liệu. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu (đông nhất là Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản) đã tìm thấy ở Ai Cập, nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống. Nhân dân Ai Cập nói từ bao nhiêu thế kỷ nay, người dân nước họ vẫn làm như thế.
Ở mỗi vùng, tỏi được ngâm theo những công thức khác nhau; chuyên gia các nước đem những công thức đó về nước mình nghiên cứu, phân tích, kết luận rồi thông qua một bản báo cáo gửi WHO tổng kết và hội thảo về vấn đề này. Đến năm 1980 họ thông báo: Rượu tỏi chữa được 4 nhóm bệnh:
* Thấp khớp (sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương cốt).
* Tim mạch (huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, ngoại tâm thu).
* Phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản).
* Tiêu hoá (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét dạ dày).
Tới năm 1983, Nhật lại thông báo bổ sung thêm hai nhóm bệnh nữa là:
* Trĩ nội và trĩ ngoại.
* Đái tháo đường (tiểu đường).
Từ 40 tuổi trở đi, các bộ phận trong cơ thể con người bắt đầu thoái hoá làm cho các chức năng hấp thụ chất béo (lipit), chất đường (glucose) bị suy giảm. Các chất đó không hấp thụ hết qua đường tiêu hoá, phần thừa không thải ra ngoài được, dần dần lắng đọng trong thành vách mạch máu, làm xơ cứng động mạch và xơ cứng một số bộ phận khác, lâu ngày gây ra một số bệnh như trên.

Trong tỏi có hai chất quan trọng:
* Phitoncid là loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn.
* Hoạt tính màu vàng, giúp làm tiêu chất béo dưới dạng cholesterol bám vào thành vách mạch máu làm cho đường đi của máu từ tim ra và về tim bị tắc nghẽn.
Chính nhờ 2 chất đó mà tỏi có tác dụng chữa bệnh cao.

Công thức
Tỏi khô (bí lắm mới dùng tỏi tươi): 40g (theo kinh nghiệm thì mua 50g, sau khi bóc vỏ còn 40g), Rượu trắng 450 (tốt nhất là rượu lúa mới): 100ml.
Tỏi bóc vỏ, thái nhỏ và cho vào lọ sạch sau đó đổ rượu vào ngâm. Ngâm 10 ngày, thỉnh thoảng lại lắc lọ. Mới đầu thì có màu trắng. Sau dần chuyển sang màu vàng đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ.

Cách dùng
Uống 40 giọt (tương đương với một muỗng cà phê nhỏ). vào buổi sáng (trước khi ăn) và tối (trước khi ngủ).
Uống liên tục cả đời. Người phải kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn uống được vì mỗi lần chỉ có 40 giọt - một lượng rượu không đáng kể.
Cứ sau 10 ngày phải ngâm một lần để gối đầu cho những lần dùng kế tiếp.

Vị thuốc từ Rau càng cua

Rau càng cua
Vị chua chua ngọt ngọt của dầu giấm quyện vào mùi thơm của thịt bò xào, vị béo ngậy của trứng và mùi hăng hăng đặc trưng của mớ rau càng cua mọc sau hè là món ăn khó quên…

Rau càng cua (Peperomia pellucid) họ hồ tiêu – Piperaceae. Rau thuộc loại thảo, thân chứa nhiều nước hơi nhớt, nhỏ và nhẵn, lá hình trái tim nhọn có màu xanh trong. Hoa mọc thành chùm dài ở đầu cây. Thuộc nhóm cây thân cỏ, sống thích hợp ở những nơi ẩm ướt, dưới chân tường, trên đá, thường khai hoa vào tháng giêng hay tháng 8 âm lịch, sức sống mạnh, hạt rất nhỏ nên dễ phân tán nơi xa, khi gặp điều kiện thích hợp sẽ lên cây và lan rộng ra.
Vị mặn, ngọt, chua, lẫn giòn giòn, dai dai của rau làm thành món rau trộn rất ngon. Rau càng cua còn có thể trộn chung với các loại rau khác như rau sam, rau thơm…, chấm với nước cá kho hay thịt kho. Chính vị chua chua của loại rau này khi chấm với nước kho mặn sẽ tạo cảm giác rất ngon miệng. Là loại rau giàu dinh dưỡng, đặc biệt beta-caroten (tiền vitamin A), nên thường được chế biến thành nhiều món ăn dân dã bổ dưỡng.
Ở các nước phương tây, người ta xem rau càng cua như một thứ cỏ dại. Người ta có thể nghiền lá ra dùng đắp trị sốt rét, đau đầu, dịch nhầy từ lá dùng uống trị đau bụng. Tại Trung Quốc, toàn cây rau này được dùng làm thuốc trị đau nhức khớp, đòn ngã và được vò nát đắp lên da trị phỏng do lửa hoặc nước sôi. Theo Đông y, rau càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tan máu ứ; thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm ruột thừa, viêm gan, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém. Ngoài ra rau còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau, có tác dụng chữa trị bệnh ngoài da rất tốt, nhất là bệnh ghẻ lở (giã nát, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương; da sẽ mau lành, liền miệng). Cần tham khảo thêm ý kiến nhà chuyên môn khi sử dụng.Theo lương y Nguyễn Phước Thành, rau càng cua tuy cung cấp nhiều chất nhưng lại ít năng lượng, thích hợp cho người giảm béo, còn được dùng làm vị thuốc. Trong rau chứa nhiều chất sắt, giúp bổ sung cho người thiếu máu do thiếu sắt. Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp…
Lưu ý: trong khi sử dụng không được để nhựa mủ cây rau này bắn vào mắt.

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

10 loại trái cây phòng, chữa bệnh nghề nghiệp


Củ ấu - bài thuốc hay


Các loại thực phẩm giúp bạn ngủ ngon

Ăn gì để 'trẻ mãi không già'?


Thực phẩm chống lại sự lão hóa kéo dài tuổi thọ

Chúng ta cần phải ăn uống nhiều loại lương thực, thực phẩm để cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Song có một số thực phẩm đặc biệt cần cho cơ thể chống lại các gốc tự do (nguyên nhân gây nên sự lão hóa) - tức là chống lại sự lão hóa kéo dài tuổi thọ.
Thực phẩm chống lại sự lão hóa kéo dài tuổi thọ
Cơ thể bị một quá trình oxy hóa làm thay đổi và làm suy giảm các tế bào. Điều này gây ra bởi các gốc tự do, là những phân tử không có điện tử. Các gốc tự do gây mất ổn định các phân tử khác, gây ra thay đổi các mô và lão hóa. Để trung hòa các gốc tự do, may mắn thay, cơ thể có một vũ khí đáng gờm - chất chống oxy hóa được tìm thấy trong thực phẩm.

Thực phẩm giàu beta caroten


Trên 50 công trình dịch tễ học tiền cứu và hậu cứu được thực hiện trong mấy thập niên gần đây đã chứng minh tỷ lệ Beta-Caroten trong thức ăn gắn liền với việc giảm nguy cơ của nhiều căn bệnh ung thư. Ngoài ra nó còn giúp làm trẻ hóa làn da, giảm tử vong do bệnh tim mạch..

Thực phẩm nhiều vitamine E

Vitamin E là loại vitamin tan trong dầu, có chức năng bảo vệ cơ thể, chống lại các phản ứng ôxy hóa có hại do các gốc tự do ở tế bào gây ra.
Cách tốt nhất bổ sung vitamin E cho cơ thể là từ thực phẩm, những thực phẩm giàu vitamin này là đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương. Trong một số trường hợp cần dùng vitamin E dưới dạng thuốc uống nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ, vì dùng quá liều có thể gây ra tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn...

Thực phẩm giàu vitamine C

Vitamin C có tác dụng làm chậm độ lão hóa và đề phòng bệnh tật. Ăn nhiều món ăn có Vitamin C sẽ có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ được chất sắt.

Các loại rau tươi có hàm lượng Vitamin C cao nhất: ớt, rau cải, tỏi, rau hẹ, rau cần, rau muống,...Các loại quá có nhiều Vitamin C nhất là Táo, quyết, chanh, cam,...

Thực phẩm chứa selen


Selen có nhiều trong cá biển và các thực phẩm như: lòng đỏ trứng, dầu ô-liu, gan động vật, các hạt ngũ cốc nguyên hạt và nấm ăn... Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi người lớn nên dùng từ ba – bốn bữa ăn có cá biển hay hải sản một tuần.
Selen còn có tác dụng hoạt hóa vitamine E (giúp vitamine E “bẫy” các gốc tự do) và ngăn cản sự sản sinh các gốc tự do thứ cấp. Các gốc tự do là nguyên nhân gây nên sự lão hóa cơ thể, gây ra nhiều bệnh tật như: tim mạch, xương khớp, đái tháo đường, đục thủy tinh thể, ung thư...
Thực phẩm giàu vitamine A

Sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng, gan, mỡ cá, thịt. Provitamin A hoặc betacarotene, mà cơ thể chuyển thành Vitamin A tùy thuộc vào nhu cầu của nó: màu da cam trái cây và rau củ (cà rốt, dưa hấu, cà chua, mơ) và rau xanh.

Và những loại thức ăn cần tránh

- Để có một làn da trẻ trung xinh đẹp: cần phải kiên quyết cắt giảm các thức ăn ngọt nhất là các loại bánh ngọt, kẹo. Lượng đường của chúng tấn công vào collagen phá hủy sự mịn màng, mềm mượt của làn da khiến các nếp nhăn rõ ràng hơn và sần sùi.

- Cho một trí nhớ tốt: cần cắt giảm lượng caffein nếu muốn có một trí nhớ tốt và nhạy bén. Khi hấp thụ càng nhiều caffein vào cơ thể thì lượng cortisol càng tăng cao, một hoocmon gây stress.

- Một quả tim khỏe mạnh: cần tránh ăn nhiều bơ vì chúng dễ chuyển hóa thành mỡ và âm thầm làm gia tăng cholesterol, xơ cứng động mạch và nhất là khi tuổi càng cao chúng sẽ cắt giảm lượng máu vào nuôi các tế bào, cơ bắp...

- Giữ răng chắc khỏe: không nên uống nhiều bia rượu, nhất là rượu đỏ hay rượu trắng, vì thành phần của chúng có chứa nhiều anthocyanins làm màu rượu thêm đậm đẹp và cũng dễ làm vàng răng bạn.

6 tác dụng bất ngờ của quả lựu

Ít ai biết trong quả lựu chứa chất có thể cải thiện được khả năng cương dương đối với nam giới. Bên cạnh đó, lựu còn có rất nhiều tác dụng khác nữa.
1. Cải thiện sức khỏe của tim
David Grotto tác giả cuốn “101 Foods That Could Save Your Life” và cuốn sách sắp ra mắt “101 Optimal Life Foods’, cho biết: “Một số nghiên cứu trên người và động vật đã chỉ ra rằng lựu có khả năng giảm độ dày thành động mạch, giảm việc hình thành mảng bám, và giảm sự ôxy hóa Cholesterol xấu, vỗn là những nhân tố nguy hiểm của bệnh tim”.
“Lựu chứa nhiều polyphenol, chất hóa học thực vật nổi tiếng trong việc làm giảm quá trình sưng phù liên quan đến bệnh tim”.
Theo trang Nutrition Data, sưng phù mức độ thấp mãn tính trong cơ thể có liên quan đến nguy cơ bệnh tật, bao gồm bệnh tim và đột quỵ. Tăng lợi ích cho động mạch của bạn bằng cách kết hợp lựu với các thành phần có lợi cho tim khác như quả hạnh và quả lê, cả hai đều chứa chất béo “tốt” và chống sưng phù..
2. Giảm huyết áp và nguy cơ đột quỵ
Grotto cho biết: "Trong một nghiên cứu ở người, những người tham gia đều bị tăng huyết áp. Họ được đưa cho uống hơn 220 gram nước lựu hàng ngày trong suốt 14 ngày. Huyết áp tâm thu trung bình giảm, dẫn đến nguy cơ đột quỵ giảm 36%”.
Hãy uống nước lựu hoặc trộn với nước khoáng xenxe hoặc cocktail. Bên cạnh đó, hãy cố gắng dùng nước lựu thay cho các loại nước khác trong một số công thức chế biến món ăn hoặc đồ uống.
Ảnh minh họa.
3. Chống lại ung thư tuyến tiền liệt
Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước lựu hoặc chiết xuất từ lựu đều có thể cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư và loại bỏ các tế bào ung thư.
Grotto cho biết: "Những người đàn ông trải qua quá trình điều trị ung thư tuyến tiền liệt và trung bình hấp thụ hơn 220 gram nước lựu trong hai năm đã giảm đáng kế mức tăng của lượng PSA (kháng nguyên chuyên biệt tuyến tiền liệt), một nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt".
"Polyphenol có trong lựu làm tăng apoptosis, hoặc sự ra đi lập trình sẵn của tế bào, trong các tế bào ung thư nhất định".
Để bảo vệ tuyến tiền liệt, các chuyên gia khuyên bạn nên cắt giảm thịt đỏ và các sản phẩm làm từ sữa mà chứa nhiều chất béo và nên ăn các sảm phẩm tươi mới.
4. Có thể giết chết vi khuẩn gây hại
Grotto đã trích dẫn một cuộc nghiên cứu mới đây trên tạp chí Molecules mà chỉ ra rằng những chiết xuất từ 6 loại lựu Thổ Nhĩ Kỳ đã có hiệu quả trong việc giết chết 7 chuỗi vi khuẩn có hại khác nhau, bao gồm chuỗi E. coli và Staphylococcus.
Mặc dù cuộc nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm với các chiết xuất từ lựu nhưng nó cũng gợi ý rằng việc bổ sung nước lựu và hạt lựu vào chế độ ăn uống của mình có thể giúp cơ thể bạn chống lại một số loại vi khuẩn. Lựu, cùng với vỏ nho, rượu vang đỏ, và trà, có chứa tannin, hợp chất mà “có các tính chất kháng khuẩn và chống vi trùng”.
Hãy ăn lựu với các thành phần kháng khuẩn như tỏi, hành, hạt tiêu Giamaica và oregano, mà được phát hiện là “Chất giết chết vi khuẩn tốt nhất”.
5. Cải thiện khả năng cương dương
Grotto cho biết chất polyphenol, mà được tìm thấy nhiều trong lựu, "không chỉ cải thiện sự lưu thông máu đến tim mà còn đến các bộ phận khác trên cơ thể”.
Ông cho biết trong một cuộc nghiên cứu về những người đàn ông được chẩn đoán bị rối loạn cương dương, “những người uống nước lựu trong 4 tuần thì sẽ cải thiện sự cương dương lên gấp hai lần so với những anh chàng dùng giả dược”.
Trong một số trường hợp, có vẻ như có sự liên hệ giữa huyết áp cao và rối loạn cương dương. Vì thế, thực hiện chế độ ăn uống giúp giảm huyết áp cũng đồng thời có thể giúp cải thiện chức năng cương dương.
Hiệp hội tim mạch khuyến cáo nên cắt giảm natri và ăn thực phẩm chứa nhiều kali, như khoai lang, khoai tây, nấm, đậu lima, cam và sữa chua không chất béo.
6. Có thể tăng tỉ trọng xương
Grotto đã trích dẫn một cuộc nghiên cứu trong đó những con chuột được cho ăn chiết xuất từ lựu trong hai tuần đã ít rơi vào tình trạng “mất xương” hơn đáng kể so với những con chuột khônng ăn lựu.
Cách bóc vỏ quả lựu
Bổ quả lựu ra làm tư hoặc rạch vỏ theo phần tư của quả, sau đó tách quả ra theo vết cắt hoặc vết rạch đó.
Lấy một cái bát sâu và to rồi nhẹ nhàng tách hạt vào bát bằng tay. Đồng thời tách cả ruột và vỏ ra.
Bạn cũng có thể lấy hạt bằng cách cho quả lựu ngập trong một bát nước. Ruột quả sẽ nổi lên trên, hạt quả sẽ chìm xuống dưới. Tách ruột ra rồi làm ráo hạt trong một cái chao. Mặc dù mẹo này giúp bạn ít bị bẩn hơn nhưng sẽ khiến quả lựu bị mất nhiều nước hơn.
Theo Afamily

7 Tác Dụng Tuyệt Vời của Trái Gấc


Bổ sung Vitamin giúp đôi mắt sáng đẹp
 - Phòng chống ung thư
Tác dụng tốt với tim mạch
Nhuận tràng tốt cho tiêu hóa


1.1. Bổ sung Vitamin giúp đôi mắt sáng đẹp
Trong dầu gấc chứa khá nhiều hàm lượng Beta carotene. Là tiền sinh tố của Vitamin A. Chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, loại vitamin tuyệt vời đối với mắt. Nếu teen hay thức khuya ôn bài, hoặc làm việc lâu trước máy vi tính, mỏi mắt, nhức mắt… nên bổ sung dầu gấc thường xuyên để có một thị lực tốt hơn.
2. Công dụng làm đẹp
Trái gấc mọng đỏ tươi thân leo mảnh mai nhưng lại ẩn chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng đáng khâm phục. Teen có biết trong dầu gấc màu đỏ sánh, ngọt béo chứa rất nhiều vitamin. Trong đó hàm lượng Lycopen, beta carotene, Alphatocopherol…cao gấp 68 lần cà chua. Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc còn chứa rất nhiều vitamin E chất chống oxi hóa, chống lão hóa tế bào. Các chất thiên nhiên này góp phần giữ gìn sự thanh xuân, chống sạm da, khô da, rụng tóc,...
Không chỉ vây hiện nay dầu gấc còn được chiết suất để chữa các loại mụn trứng cá có nhân. Vì vậy, gấc trở thành loại quả dùng trong công nghiệp mỹ phẩm.
3. Phòng chống ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chất Lycopen trong cà chua có khả năng phòng chống ung thư, hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học Califonia thì hàm lượng Lycopen trong Gấc còn cao gấp 70 lần. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều các chất khác như Vitamin E, carotene…làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…Do đó, người Mỹ gọi gấc là loại quả đến từ thiên đường.
Mặc dù vậy, y học khuyến cáo mỗi ngày người lớn chỉ nên sử dụng 20-25 giọt dầu gấc và 5-10 giọt đối với trẻ em.
4. Tác dụng tốt với tim mạch
Dầu gấc có tác dụng làm giảm LDL cholesterol, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến. Mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tốt cho tim, người bị mắc bệnh tiểu đường. Chống các bệnh tim mạch, góp phần chống tai biến, tăng cường tuổi thọ.
5. Nhuận tràng tốt cho tiêu hóa
Các món ăn “made by gấc” không chỉ ngon, đầy màu sắc mà còn nhuận tràng chống táo bón tốt cho hệ tiêu hóa. Với tiết trời se lạnh sẽ không gì tuyệt hơn một bát bò xốt vang, hoặc xôi gấc béo ngậy thơm ngon bạn nhỉ?
6. Nâng cao sức đề kháng cơ thể
Curcumin trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Đồng thời nâng cao sức đề kháng, thể lực. Bên cạnh tinh chất Curcumin được coi là quý giá còn có Beta Caroten chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống ôxy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp cơ thể nâng cao hệ thống miễn dịch cơ thể.
7. Hạt gấc, loại thuốc dân gian
Thứ hạt đen xù xì, xấu xí mà teen nhà mình thường bỏ đi sau mỗi khi chế biến thức ăn. Cũng là loại thuốc dân gian vẫn thường dùng đó nhé! Nhân hạt gấc chứa chất dầu màu vàng, các chất dinh dưỡng như chất béo, đam, chất xơ, phosphtase…Thường dùng trị mụn nhọt, quai bị, sưng tấy, lở loét, tắc tia sữa…

Vitamin là gì?

Vitamin là gì?

Người ta có thói quen nghĩ rằng vitamin là loại thuốc bổ giúp khoẻ mạnh hoặc chống mệt mỏi. Do đó có phải vitamin đóng vai trò kích thích các cơ quan không? Không hẳn thế. Thực sự thì đặc điểm hàng đầu của vitamin là cần thiết cho cuộc sống, do chúng tham gia vào các phản ứng sinh học.
Vitamin không được sản xuất bởi cơ thể con người, nó phải lệ thuộc vào nguồn bên ngoài đưa vào (trừ một số vitamin như vitamin D, PP). Các vitamin có nguồn gốc từ động vật cũng như thực vật. Cơ thể chúng ta cũng chỉ cần chúng một lượng nhỏ và rất có hiệu lực. Vitamin rất dễ bị phá huỷ, chẳng hạn Vitamin B1, vitamin C dễ bị huỷ lúc nấu nướng.

Từ vitamin xuất phát từ đâu?
Năm 1910, một nhà sinh hoá người Mỹ, Casimir Funk đã sáng tạo ra từ “vitamin” vì nó là một chất thuộc nhóm amin và cần thiết cho sự sống (vital). Vital+amin =vitamin
Về sau có một số chất không thuộc nhóm amin nhưng cũng cần thiết cho sự sống.
Vitamin đầu tiên được phát hiện vào năm 1910, và vitamin cuối cùng được phát hiện cách đây 50 năm. Tuy nhiên người ta cũng chưa hiểu hết về chúng.
 
Có mấy loại vitamin ?
Hiện có các loại vitamin sau : vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin H, vitamin K. Trong nhóm vitamin B chia ra nhiều loại như :B1, B2, B3, B4, B5, B6, B7, B8, B9, B10, B11, B12.
Theo chuyên môn người ta chia vitamin ra làm 2 nhóm: loại tan trong mỡ gồm vitamin A, D, E, K. Loại tan trong nước gồm vitamin nhóm B, vitamine C.
Mỗi loại có chức năng khác nhau, chúng tôi sẽ trình bày lần lượt từng loại theo cách sau:
  • Nguồn gốc?
  • Ðặc điểm?
  • Vai trò vitamin (chẳng hạn vitamin A)?
  • Nhu cầu hàng ngày trong trường hợp bình thường & khi có bệnh?
  • Nguồn cung cấp vitamin (ăn thức ăn nào?)
  • Khi thiếu vitamin sẽ mắc bệnh gì?
  • Cách dùng vitamin như thế nào là hợp lý?
  • Nếu lỡ dùng nhiều vitamin có sao không?
Có 6 bệnh thường gặp do thiếu vitamin gây ra:
Bệnh
Thiếu vitamine
Rối loạn chính
BÉRIBÉRI
SCORBUT
PELLAGRE
Thiếu máu
Bệnh khô mắt
Bệnh còi xương
Vitamin B1
Vitamin C
Vtamin PP
Vitamin B12
Vitamin A
Vitamin D
Gây liệt, suy tim
Gây chảy máu
Gây rối loạn ở da và tâm thần
Xanh xao,yếu đầu chi, viêm lưỡi
Biến dạng xương
Ðặc điểm chung của các vitamin là gì?
Mặc dù có cấu trúc hoá học, vai trò và tác dụng khác nhau, nhưng tất cả các vitamin đều có chung các đặc tính :
  1. Không cung cấp năng lượng: tức calo=0
  2. Hoạt động với số lượng rất nhỏ : tuỳ theo từng loại vitamin mà lượng cần hàng ngày thay đổi từ vài microgam (vitamine B12) đến vài chục miligram (vitamine C).
  3. Ða phần cơ thể không tổng hợp được: phải nhập từ thức ăn bên ngoài đem vào.
  4. Không thể thay thế lẫn nhau: tức là khi thiếu vitamin này không thể đem vitamin khác thế được.
  5. Cần thiết cho hoạt động và phát triển của cơ thể.
Vitamin đóng vai trò là chất xúc tác, nhờ đó thức ăn được đồng hoá và biến đổi của tổ chức (tế bào). Vitamin tạo thuận lợi cho việc sản xuất và sử dụng năng lượng. Ngoài ra vitamin còn bảo vệ tế bào khỏi bị tấn công, nhờ đặc tính chống lại quá trình oxi hoá và tham gia vào việc chống nhiễm trùng, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị hư.
Thiếu vitamin sẽ gây ra những rối loạn cho cơ thể.
Những đối tượng nào dễ bị thiếu vitamin ?
Những đối tượng sau đây dễ bị thiếu vitamin:
  • Trẻ sinh non
  • Trẻ em
  • Người chơi thể thao
  • Phụ nữ có thai, nhất là khi bị nghén
  • Phụ nữ sau khi sanh
  • Phụ nữ cho con bú
  • Người ăn kiêng
  • Người già
  • Người bị bệnh mãn tính, đặc biệt là bệnh lý đường tiêu hoá như : tiêu chảy, đau bao tử
  • Người đang thời kỳ dưỡng bệnh
  • Nghiện thuốc lá, nghiện rượu
  • Người làm việc trong môi trường ô nhiễm, căng thẳng.
Làm sao biết bị thiếu vitamin?
Thiếu vitamin được phát hiện nhờ vào các triệu chứng và dấu hiệu sinh học (đo lượng vitamin trong máu).
Các triệu chứng có thể có của thiếu vitamin:
  • Dị ứng với ánh nắng mặt trời
  • Thay đổi ở da: khô da, mất độ sáng của da, mất tính mềm mại
  • Những thay đổi của lưỡi
  • Những thay đổi của móng tay, chân như móng mất bóng, có sọc, dễ gãy
  • Thay đổi khẩu vị như ăn không ngon hoặc tăng sự ngon miệng
  • Giảm độ nhạy cảm của cơ thể
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Giảm vui vẻ, dễ bị kích thích, nóng nãy
  • Giảm thể lực, giảm khả năng gắng sức
  • Giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ
  • Dễ bị bầm máu
  • Ðọc sách, nhìn mau mỏi mắt
  • Tê cóng, chuột rút
  • Vô sinh
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Rối loạn nhịp tim
  • Chậm mọc lông, dễ rụng tóc
  • Chậm liền sẹo
  • Dễ bị stress
  • Dễ bị nhiễm trùng.
 
BS..PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie Médicale)

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

KEM TẨY TẠP CHẤT VÀ TẾ BÀO CHẾT SIÊU MỊN : Polishing peel


KEM TẨY TẠP CHẤT VÀ TẾ BÀO CHẾT SIÊU MỊN : Polishing peel

Polishing Peel™ làm mới và tạo độ bóng cho da để mang lại cho làn da vẻ tươi tắn, sáng bóng mà đã được chứng minh lâm sàng là một phương pháp trị liệu tương đương với phương pháp điều trị bằng máy microdermabrasion chuyên nghiệp.
CHĂM SÓC DA LÂM SÀNG KHÔNG CẦN ĐẾN BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA

KHẲNG ĐỊNH VỊ TRÍ
Polishing Peel™ làm mới và tạo độ bóng cho da để mang lại cho làn da vẻ tươi tắn, sáng bóng mà đã được chứng minh lâm sàng là một phương pháp trị liệu tương đương với phương pháp điều trị bằng máy microdermabrasion chuyên nghiệp.

KHÁI NIỆM
Cảm nhận những kết quả của làn da mịn màng đã được chứng minh lâm sàng là tương đương với phương pháp điều trị bằng máy microdermabrasion chuyên nghiệp mà không cần phải rời khỏi nhà. Polishing Peel™ có chứa enzim của bí ngô giúp tái tạo bề mặt, làm mềm và sáng bóng da và sét bentonit để loại bỏ những tế bào da sậm màu và độc tố. Như một giải pháp thay thế tiện lợi cho phương pháp điều trị bằng máy microdermabrasion chuyên nghiệp, Polishing Peel™ mang lại một làn da tươi tắn và khoẻ mạnh. Để duy trì sắc thái sáng bóng của da, hãy sử dụng 3 lần trong tuần đầu và 2 lần mỗi tuần tiếp theo.

KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU
Nam giới và phụ nữ trong độ tuổi 25–65; những người thích làm đẹp bản thân và quan tâm đến phương pháp điều trị bằng máy microdermabrasion nhưng không thực hiện được do không có thời gian hoặc chi phí cao.

KHẲNG ĐỊNH VỀ SẢN PHẨM
• Mang lại những kết quả đã được chứng minh lâm sàng là tương đương với phương pháp điều trị bằng máy microdermabrasion chuyên nghiệp.
• Làm phẳng bề mặt tức thì và làm sáng bóng da, mang lại cho bạn một làn da mịn màng, mềm mại và khoẻ mạnh hơn.
• Đem lại cho bạn một làn da trẻ trung hơn.
• Một phương pháp hiệu quả và dễ sử dụng.
• Đẩy độc tố ra khỏi lỗ chân lông
• Công thức không bào mòn, mềm mịn.

THÀNH PHẦN CHỦ YẾU
• Enzim trong bí ngô – hoạt động tức thì để làm phẳng và làm mịn da bằng cách phá huỷ sự hình thành những tế bào chết và những tế bào đã bị hỏng.
• Sét bentonit— một loại sét tự nhiên lấy từ tro núi lửa, đóng vai trò là một nam châm để loại bỏ những tế bào da sậm màu và độc tố.

CÁCH DÙNG/ÁP DỤNG
• Bôi một lớp phẳng vừa đủ lên vùng mặt và cổ sau khi đã làm sạch và lau khô.
• Hãy đứng trong khoảng một hoặc hai phút – hoặc cho đến lúc sản phẩm đã cứng lại (không được phép để sản phẩm khô hoàn toàn).
• Kiểm tra độ săn chắc định kỳ và bắt đầu loại bỏ những vùng đã đóng khô trước.
• Sử dụng ngón tay nhẹ nhàng massage mặt và cổ theo vòng tròn để kích thích sự hoạt động của Polishing Peel™ giúp loại bỏ những tế bào da chết sậm màu trên bề mặt da.
• Nếu sản phẩm trở nên quá khô, xịt nhẹ bằng NaPCA Moisture Mist (không được làm quá ẩm).
• Rửa sạch bằng nước ấm và vỗ nhẹ để làm khô.
• Tiếp theo sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm Nu Skin® toner and moisturizer tuỳ theo sự lựa chọn của bạn.
• Để có kết quả tốt nhất, hãy sử dụng 3 lần trong tuần đầu và 2 lẫn mỗi tuần tiếp theo để duy trì vẻ sáng bóng.

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
• Trong một nghiên cứu về da mặt, 91% những người tham gia đã nói rằng họ cảm thấy da mình được tái tạo sau khi sử dụng sản phẩm Polishing Peel™ treatment, và còn nói rằng Polishing Peel™ đã mang lại một làn da mịn màng giống như được điều trị bằng máy microdermabrasion chuyên nghiệp.
• Những người tham gia đã so sánh kết quả của cuộc tái tạo da chuyên nghiệp (được thực hiện trên một nửa khuôn mặt) với kết quả trị liệu bằng sản phẩm Polishing Peel™ (được áp dụng trên nửa mặt còn lại). Sau khi điều trị, cảm nhận tức thì của da đã được đánh giá. Đa số người tham gia thích sử dụng sản phẩm Polishing Peel™ và 97% những người tham gia đã nói rằng da của họ trở nên mềm hơn sau khi sử dụng sản phẩm Polishing Peel.™

CHỨNG MINH
1.       Polishing Peel™ là một sản phẩm động lực, có thể chứng minh được. Mang lại kết quả tức thì và thuyết phục. Để chứng minh công dụng làm sáng và tái tạo của sản phẩm Polishing Peel™, hãy bôi sản phẩm lên mặt sau của bàn tay khách hàng và theo dõi hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.
Chứng minh bằng mẫu thủy tinh plêxi: lấy một mẫu thuỷ tinh plêxi.Bạn có thể mua nhiều mẫu để thực hiện nhiều tấm chứng minh cho những nhà phân phối khác nhau. Hãy nói chuyện với bệnh viện chuyên khoa địa phương để xác định xem họ có xử lý mẫu thử nghiệm thuỷ tinh plêxi hay không và chi phí sẽ là bao nhiêu. Họ đã từng sử dụng công cụ microdermabrasion cho một nửa tấm thuỷ tinh plêxi hay chưa? Sau đó, khi gặp gỡ khách hàng, bạn có thể bôi sản phẩm Polishing Peel™ lên một nửa mẫu thuỷ tinh plêxi. Khi họ loại bỏ Polishing Peel,™, hãy làm cho họ chú ý đến sự mịn màng của bề mặt không bị chầy xước còn lại đằng sau so với bề mặt thô nhám, bị chầy xước do máy microdermabrasion tạo ra. Đồng thời, nhấn mạnh Polishing Peel™ đã được các nghiên cứu lâm sàng chứng minh là tái tạo da, làm mịn màng và mềm mại da như thế nào, những kết quả được xem là tương đương với phương pháp điều trị bằng máy microdermabrasion chuyên nghiệp.

THÔNG TIN THAM KHẢO (FYI)
Microdermabrasion đang trở thành một trong những quy trình thẩm mỹ không phẩu thuật phổ biến nhất hiện có. Với việc đầu tư đáng kể cả thời gian lẫn tiền bạc, tại các bệnh viện chuyên khoa khắp cả nước, hàng ngàn người đã trải qua quy trình tái tạo bề mặt da mỗi ngày. Cả nam giới và phụ nữ đang tìm cách để chống lại sự phá huỷ da do tác hại của ánh nắng mặt trời, mụn, tuổi tác, và tác động môi trường.

NHỮNG SẢN PHẨM BỔ SUNG
• Tru Face™ Revealing Gel—Polishing Peel™ và Tru Face™ Revealing Gel làm thành một bộ động lực. Bộ sản phẩm công dụng mạnh mẽ này mang lại những công dụng rất ấn tượng: làm mịn màng, mềm mại và làm sáng da. Axit polyhydroxy (PHAs) trong sản phẩm Tru Face™ Revealing Gel nhẹ nhàng làm tăng tốc độ thay thế tế bào da, làm sạch lỗ chân lông và kìm hãm các ion kim loại quá mức dưới da để mang lại một làn da sáng và khoẻ mạnh hơn. Kết hợp sức mạnh của PHAs với tác động tái tạo bề mặt và làm mịn màng đã được chứng minh lâm sàng của Polishing Peel™ để mang lại cho bạn một làn da tươi sáng không thể tin được mà mọi người phải chú ý và ganh tỵ.
• Liquid Body Lufra— chứa thành phần từ vỏ quả hạch giúp làm bóng những nốt thô rấp trên khuỷu tay, sau cánh tay, đầu gối, gót chân và toàn bộ.
Bước ra khỏi bồn tắm với làn da mịn màng hơn. Đồng thời nó cũng giúp dễ dàng hơn trong việc tẩy tế bào chế, giúp cho chân bạn mịn màng và mềm mại như lụa.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP?
Tôi phải để Polishing Peel™ trên da trong bao lâu trước khi loại bỏ?
Hãy đứng khoảng 01 đến 02 phút – hoặc cho đến khi sản phẩm săn lại (không được để sản phẩm khô hoàn toàn).

Tôi nên bôi sản phẩm như thế nào là vừa đủ?
Bạn nên sử bôi một lượng sản phẩm đủ để phân bố đều, tạo thành một lớp có thể nhìn thấy được trên bề mặt khuôn mặt và cổ của bạn

Tôi phải sử dụng Polishing Peel™ thường xuyên như thế nào?
Để có kết quả tốt nhất, hãy sử dụng sản phẩm 3 lần trong tuần đầu tiên và 2 lần mỗi tuần sau đó để duy trì vẻ sáng bóng.

Sản phẩm Polishing Peel™ khác với máy microdermabrasion như thế nào?
Hầu hết các sản phẩm máy microdermabrasion ở bệnh viện chuyên khoa và ở nhà đều sử dụng những phân tử tinh thể bào mòn (nhôm ôxit) để tái tạo bề mặt da. Những phân tử bào mòn này để lại những vết xước nhỏ trên bề mặt da. Sản phẩm Polishing Peel™ không có những phân tử bào mòn và không để lại những vết xước trên bề mặt da, vì vậy độ sáng được phản ánh đều hơn, mang lại vẻ sáng bóng cho làn da.

Sản phẩm Polishing Peel™ tương tự với máy microdermabrasion như thế nào?
Sản phẩm Polishing Peel™ tái tạo bề mặt da, làm mịn màng và mềm mại da tương đương với một đợt  điều trị bằng máy microdermabrasion chuyên nghiệp. Trong nghiên cứu về da mặt, 91% những người tham gia đã cảm thấy bề mặt da được tái tạo sau khi điều trị bằng sản phẩm Polishing Peel™ và nói rằng sản phẩm Polishing Peel™ mang lại một làn da mịn màng như đã được điều trị bằng máy microdermabrasion chuyên nghiệp. Sản phẩm Polishing Peel™ được đa số người tham gia yêu thích và 97% nói rằng da họ đã trở nên mềm hơn sau khi sử dụng sản phẩm Polishing Peel.™



Tôi có thể làm gì nếu Polishing Peel™ trở nên quá khô?
Nhẹ nhàng làm ẩm da bằng NaPCA Moisture Mist để sản phẩm hoạt động tốt. Không làm quá ẩm.

Những sản phẩm gì không nên sử dụng với Polishing Peel™?
Nu Skin 180°® Cell Renewal Fluid có thể nhạy cảm hơn với một một số da. Vì vậy, không được sử dụng Polishing Peel™ cùng với Cell Renewal Fluid nếu phát hiện khó chịu.

Polishing Peel™ là gì?
Polishing Peel™ là một vỏ enzim giúp tái tạo bề mặt và thanh lọc da, mang lại một làn da mềm mại, mịn màng và sáng bóng hơn. Chứng minh lâm sàng cho thấy công dụng của sản phẩm này tương đương với phương pháp trị liệu bằng máy microdermabrasion, đây là một phương pháp chăm sóc da không cần đến bệnh viện chuyên khoa.

THÀNH PHẦN
Nước (Aqua), Bentonite, Zea Mays (Corn) Starch, Glycerin, Sorbitol, PEG-40 Hydrogenated Castor Oil, Cucurbita Pepo Extract,*Polygonum Cuspidatum Root Extract, Hamamelis Virginiana (Witch Hazel) Water, Caprylyl Glycol, Polysorbate 80, Polyvinyl Alcohol, Hexylene Glycol, Ammonium Laureth Sulfate, C20-40 Pareth-10, 1,2-Hexanediol, Disodium EDTA, Fragrance (Parfum), Chlorphenesin, Ammonium Silver Zinc Aluminum Silicate, Titanium
Dioxide (CI 77891).
*Các enzim có trong bí ngô.