Subscribe:

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

10 loại trái cây phòng, chữa bệnh nghề nghiệp


Củ ấu - bài thuốc hay


Các loại thực phẩm giúp bạn ngủ ngon

Ăn gì để 'trẻ mãi không già'?


Thực phẩm chống lại sự lão hóa kéo dài tuổi thọ

Chúng ta cần phải ăn uống nhiều loại lương thực, thực phẩm để cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Song có một số thực phẩm đặc biệt cần cho cơ thể chống lại các gốc tự do (nguyên nhân gây nên sự lão hóa) - tức là chống lại sự lão hóa kéo dài tuổi thọ.
Thực phẩm chống lại sự lão hóa kéo dài tuổi thọ
Cơ thể bị một quá trình oxy hóa làm thay đổi và làm suy giảm các tế bào. Điều này gây ra bởi các gốc tự do, là những phân tử không có điện tử. Các gốc tự do gây mất ổn định các phân tử khác, gây ra thay đổi các mô và lão hóa. Để trung hòa các gốc tự do, may mắn thay, cơ thể có một vũ khí đáng gờm - chất chống oxy hóa được tìm thấy trong thực phẩm.

Thực phẩm giàu beta caroten


Trên 50 công trình dịch tễ học tiền cứu và hậu cứu được thực hiện trong mấy thập niên gần đây đã chứng minh tỷ lệ Beta-Caroten trong thức ăn gắn liền với việc giảm nguy cơ của nhiều căn bệnh ung thư. Ngoài ra nó còn giúp làm trẻ hóa làn da, giảm tử vong do bệnh tim mạch..

Thực phẩm nhiều vitamine E

Vitamin E là loại vitamin tan trong dầu, có chức năng bảo vệ cơ thể, chống lại các phản ứng ôxy hóa có hại do các gốc tự do ở tế bào gây ra.
Cách tốt nhất bổ sung vitamin E cho cơ thể là từ thực phẩm, những thực phẩm giàu vitamin này là đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương. Trong một số trường hợp cần dùng vitamin E dưới dạng thuốc uống nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sĩ, vì dùng quá liều có thể gây ra tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn...

Thực phẩm giàu vitamine C

Vitamin C có tác dụng làm chậm độ lão hóa và đề phòng bệnh tật. Ăn nhiều món ăn có Vitamin C sẽ có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ được chất sắt.

Các loại rau tươi có hàm lượng Vitamin C cao nhất: ớt, rau cải, tỏi, rau hẹ, rau cần, rau muống,...Các loại quá có nhiều Vitamin C nhất là Táo, quyết, chanh, cam,...

Thực phẩm chứa selen


Selen có nhiều trong cá biển và các thực phẩm như: lòng đỏ trứng, dầu ô-liu, gan động vật, các hạt ngũ cốc nguyên hạt và nấm ăn... Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi người lớn nên dùng từ ba – bốn bữa ăn có cá biển hay hải sản một tuần.
Selen còn có tác dụng hoạt hóa vitamine E (giúp vitamine E “bẫy” các gốc tự do) và ngăn cản sự sản sinh các gốc tự do thứ cấp. Các gốc tự do là nguyên nhân gây nên sự lão hóa cơ thể, gây ra nhiều bệnh tật như: tim mạch, xương khớp, đái tháo đường, đục thủy tinh thể, ung thư...
Thực phẩm giàu vitamine A

Sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng, gan, mỡ cá, thịt. Provitamin A hoặc betacarotene, mà cơ thể chuyển thành Vitamin A tùy thuộc vào nhu cầu của nó: màu da cam trái cây và rau củ (cà rốt, dưa hấu, cà chua, mơ) và rau xanh.

Và những loại thức ăn cần tránh

- Để có một làn da trẻ trung xinh đẹp: cần phải kiên quyết cắt giảm các thức ăn ngọt nhất là các loại bánh ngọt, kẹo. Lượng đường của chúng tấn công vào collagen phá hủy sự mịn màng, mềm mượt của làn da khiến các nếp nhăn rõ ràng hơn và sần sùi.

- Cho một trí nhớ tốt: cần cắt giảm lượng caffein nếu muốn có một trí nhớ tốt và nhạy bén. Khi hấp thụ càng nhiều caffein vào cơ thể thì lượng cortisol càng tăng cao, một hoocmon gây stress.

- Một quả tim khỏe mạnh: cần tránh ăn nhiều bơ vì chúng dễ chuyển hóa thành mỡ và âm thầm làm gia tăng cholesterol, xơ cứng động mạch và nhất là khi tuổi càng cao chúng sẽ cắt giảm lượng máu vào nuôi các tế bào, cơ bắp...

- Giữ răng chắc khỏe: không nên uống nhiều bia rượu, nhất là rượu đỏ hay rượu trắng, vì thành phần của chúng có chứa nhiều anthocyanins làm màu rượu thêm đậm đẹp và cũng dễ làm vàng răng bạn.

6 tác dụng bất ngờ của quả lựu

Ít ai biết trong quả lựu chứa chất có thể cải thiện được khả năng cương dương đối với nam giới. Bên cạnh đó, lựu còn có rất nhiều tác dụng khác nữa.
1. Cải thiện sức khỏe của tim
David Grotto tác giả cuốn “101 Foods That Could Save Your Life” và cuốn sách sắp ra mắt “101 Optimal Life Foods’, cho biết: “Một số nghiên cứu trên người và động vật đã chỉ ra rằng lựu có khả năng giảm độ dày thành động mạch, giảm việc hình thành mảng bám, và giảm sự ôxy hóa Cholesterol xấu, vỗn là những nhân tố nguy hiểm của bệnh tim”.
“Lựu chứa nhiều polyphenol, chất hóa học thực vật nổi tiếng trong việc làm giảm quá trình sưng phù liên quan đến bệnh tim”.
Theo trang Nutrition Data, sưng phù mức độ thấp mãn tính trong cơ thể có liên quan đến nguy cơ bệnh tật, bao gồm bệnh tim và đột quỵ. Tăng lợi ích cho động mạch của bạn bằng cách kết hợp lựu với các thành phần có lợi cho tim khác như quả hạnh và quả lê, cả hai đều chứa chất béo “tốt” và chống sưng phù..
2. Giảm huyết áp và nguy cơ đột quỵ
Grotto cho biết: "Trong một nghiên cứu ở người, những người tham gia đều bị tăng huyết áp. Họ được đưa cho uống hơn 220 gram nước lựu hàng ngày trong suốt 14 ngày. Huyết áp tâm thu trung bình giảm, dẫn đến nguy cơ đột quỵ giảm 36%”.
Hãy uống nước lựu hoặc trộn với nước khoáng xenxe hoặc cocktail. Bên cạnh đó, hãy cố gắng dùng nước lựu thay cho các loại nước khác trong một số công thức chế biến món ăn hoặc đồ uống.
Ảnh minh họa.
3. Chống lại ung thư tuyến tiền liệt
Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước lựu hoặc chiết xuất từ lựu đều có thể cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư và loại bỏ các tế bào ung thư.
Grotto cho biết: "Những người đàn ông trải qua quá trình điều trị ung thư tuyến tiền liệt và trung bình hấp thụ hơn 220 gram nước lựu trong hai năm đã giảm đáng kế mức tăng của lượng PSA (kháng nguyên chuyên biệt tuyến tiền liệt), một nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt".
"Polyphenol có trong lựu làm tăng apoptosis, hoặc sự ra đi lập trình sẵn của tế bào, trong các tế bào ung thư nhất định".
Để bảo vệ tuyến tiền liệt, các chuyên gia khuyên bạn nên cắt giảm thịt đỏ và các sản phẩm làm từ sữa mà chứa nhiều chất béo và nên ăn các sảm phẩm tươi mới.
4. Có thể giết chết vi khuẩn gây hại
Grotto đã trích dẫn một cuộc nghiên cứu mới đây trên tạp chí Molecules mà chỉ ra rằng những chiết xuất từ 6 loại lựu Thổ Nhĩ Kỳ đã có hiệu quả trong việc giết chết 7 chuỗi vi khuẩn có hại khác nhau, bao gồm chuỗi E. coli và Staphylococcus.
Mặc dù cuộc nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm với các chiết xuất từ lựu nhưng nó cũng gợi ý rằng việc bổ sung nước lựu và hạt lựu vào chế độ ăn uống của mình có thể giúp cơ thể bạn chống lại một số loại vi khuẩn. Lựu, cùng với vỏ nho, rượu vang đỏ, và trà, có chứa tannin, hợp chất mà “có các tính chất kháng khuẩn và chống vi trùng”.
Hãy ăn lựu với các thành phần kháng khuẩn như tỏi, hành, hạt tiêu Giamaica và oregano, mà được phát hiện là “Chất giết chết vi khuẩn tốt nhất”.
5. Cải thiện khả năng cương dương
Grotto cho biết chất polyphenol, mà được tìm thấy nhiều trong lựu, "không chỉ cải thiện sự lưu thông máu đến tim mà còn đến các bộ phận khác trên cơ thể”.
Ông cho biết trong một cuộc nghiên cứu về những người đàn ông được chẩn đoán bị rối loạn cương dương, “những người uống nước lựu trong 4 tuần thì sẽ cải thiện sự cương dương lên gấp hai lần so với những anh chàng dùng giả dược”.
Trong một số trường hợp, có vẻ như có sự liên hệ giữa huyết áp cao và rối loạn cương dương. Vì thế, thực hiện chế độ ăn uống giúp giảm huyết áp cũng đồng thời có thể giúp cải thiện chức năng cương dương.
Hiệp hội tim mạch khuyến cáo nên cắt giảm natri và ăn thực phẩm chứa nhiều kali, như khoai lang, khoai tây, nấm, đậu lima, cam và sữa chua không chất béo.
6. Có thể tăng tỉ trọng xương
Grotto đã trích dẫn một cuộc nghiên cứu trong đó những con chuột được cho ăn chiết xuất từ lựu trong hai tuần đã ít rơi vào tình trạng “mất xương” hơn đáng kể so với những con chuột khônng ăn lựu.
Cách bóc vỏ quả lựu
Bổ quả lựu ra làm tư hoặc rạch vỏ theo phần tư của quả, sau đó tách quả ra theo vết cắt hoặc vết rạch đó.
Lấy một cái bát sâu và to rồi nhẹ nhàng tách hạt vào bát bằng tay. Đồng thời tách cả ruột và vỏ ra.
Bạn cũng có thể lấy hạt bằng cách cho quả lựu ngập trong một bát nước. Ruột quả sẽ nổi lên trên, hạt quả sẽ chìm xuống dưới. Tách ruột ra rồi làm ráo hạt trong một cái chao. Mặc dù mẹo này giúp bạn ít bị bẩn hơn nhưng sẽ khiến quả lựu bị mất nhiều nước hơn.
Theo Afamily

7 Tác Dụng Tuyệt Vời của Trái Gấc


Bổ sung Vitamin giúp đôi mắt sáng đẹp
 - Phòng chống ung thư
Tác dụng tốt với tim mạch
Nhuận tràng tốt cho tiêu hóa


1.1. Bổ sung Vitamin giúp đôi mắt sáng đẹp
Trong dầu gấc chứa khá nhiều hàm lượng Beta carotene. Là tiền sinh tố của Vitamin A. Chất này khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, loại vitamin tuyệt vời đối với mắt. Nếu teen hay thức khuya ôn bài, hoặc làm việc lâu trước máy vi tính, mỏi mắt, nhức mắt… nên bổ sung dầu gấc thường xuyên để có một thị lực tốt hơn.
2. Công dụng làm đẹp
Trái gấc mọng đỏ tươi thân leo mảnh mai nhưng lại ẩn chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng đáng khâm phục. Teen có biết trong dầu gấc màu đỏ sánh, ngọt béo chứa rất nhiều vitamin. Trong đó hàm lượng Lycopen, beta carotene, Alphatocopherol…cao gấp 68 lần cà chua. Trong lớp màng đỏ bao quanh hạt gấc còn chứa rất nhiều vitamin E chất chống oxi hóa, chống lão hóa tế bào. Các chất thiên nhiên này góp phần giữ gìn sự thanh xuân, chống sạm da, khô da, rụng tóc,...
Không chỉ vây hiện nay dầu gấc còn được chiết suất để chữa các loại mụn trứng cá có nhân. Vì vậy, gấc trở thành loại quả dùng trong công nghiệp mỹ phẩm.
3. Phòng chống ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chất Lycopen trong cà chua có khả năng phòng chống ung thư, hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học Califonia thì hàm lượng Lycopen trong Gấc còn cao gấp 70 lần. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều các chất khác như Vitamin E, carotene…làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…Do đó, người Mỹ gọi gấc là loại quả đến từ thiên đường.
Mặc dù vậy, y học khuyến cáo mỗi ngày người lớn chỉ nên sử dụng 20-25 giọt dầu gấc và 5-10 giọt đối với trẻ em.
4. Tác dụng tốt với tim mạch
Dầu gấc có tác dụng làm giảm LDL cholesterol, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến. Mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tốt cho tim, người bị mắc bệnh tiểu đường. Chống các bệnh tim mạch, góp phần chống tai biến, tăng cường tuổi thọ.
5. Nhuận tràng tốt cho tiêu hóa
Các món ăn “made by gấc” không chỉ ngon, đầy màu sắc mà còn nhuận tràng chống táo bón tốt cho hệ tiêu hóa. Với tiết trời se lạnh sẽ không gì tuyệt hơn một bát bò xốt vang, hoặc xôi gấc béo ngậy thơm ngon bạn nhỉ?
6. Nâng cao sức đề kháng cơ thể
Curcumin trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Đồng thời nâng cao sức đề kháng, thể lực. Bên cạnh tinh chất Curcumin được coi là quý giá còn có Beta Caroten chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống ôxy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp cơ thể nâng cao hệ thống miễn dịch cơ thể.
7. Hạt gấc, loại thuốc dân gian
Thứ hạt đen xù xì, xấu xí mà teen nhà mình thường bỏ đi sau mỗi khi chế biến thức ăn. Cũng là loại thuốc dân gian vẫn thường dùng đó nhé! Nhân hạt gấc chứa chất dầu màu vàng, các chất dinh dưỡng như chất béo, đam, chất xơ, phosphtase…Thường dùng trị mụn nhọt, quai bị, sưng tấy, lở loét, tắc tia sữa…

Vitamin là gì?

Vitamin là gì?

Người ta có thói quen nghĩ rằng vitamin là loại thuốc bổ giúp khoẻ mạnh hoặc chống mệt mỏi. Do đó có phải vitamin đóng vai trò kích thích các cơ quan không? Không hẳn thế. Thực sự thì đặc điểm hàng đầu của vitamin là cần thiết cho cuộc sống, do chúng tham gia vào các phản ứng sinh học.
Vitamin không được sản xuất bởi cơ thể con người, nó phải lệ thuộc vào nguồn bên ngoài đưa vào (trừ một số vitamin như vitamin D, PP). Các vitamin có nguồn gốc từ động vật cũng như thực vật. Cơ thể chúng ta cũng chỉ cần chúng một lượng nhỏ và rất có hiệu lực. Vitamin rất dễ bị phá huỷ, chẳng hạn Vitamin B1, vitamin C dễ bị huỷ lúc nấu nướng.

Từ vitamin xuất phát từ đâu?
Năm 1910, một nhà sinh hoá người Mỹ, Casimir Funk đã sáng tạo ra từ “vitamin” vì nó là một chất thuộc nhóm amin và cần thiết cho sự sống (vital). Vital+amin =vitamin
Về sau có một số chất không thuộc nhóm amin nhưng cũng cần thiết cho sự sống.
Vitamin đầu tiên được phát hiện vào năm 1910, và vitamin cuối cùng được phát hiện cách đây 50 năm. Tuy nhiên người ta cũng chưa hiểu hết về chúng.
 
Có mấy loại vitamin ?
Hiện có các loại vitamin sau : vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin H, vitamin K. Trong nhóm vitamin B chia ra nhiều loại như :B1, B2, B3, B4, B5, B6, B7, B8, B9, B10, B11, B12.
Theo chuyên môn người ta chia vitamin ra làm 2 nhóm: loại tan trong mỡ gồm vitamin A, D, E, K. Loại tan trong nước gồm vitamin nhóm B, vitamine C.
Mỗi loại có chức năng khác nhau, chúng tôi sẽ trình bày lần lượt từng loại theo cách sau:
  • Nguồn gốc?
  • Ðặc điểm?
  • Vai trò vitamin (chẳng hạn vitamin A)?
  • Nhu cầu hàng ngày trong trường hợp bình thường & khi có bệnh?
  • Nguồn cung cấp vitamin (ăn thức ăn nào?)
  • Khi thiếu vitamin sẽ mắc bệnh gì?
  • Cách dùng vitamin như thế nào là hợp lý?
  • Nếu lỡ dùng nhiều vitamin có sao không?
Có 6 bệnh thường gặp do thiếu vitamin gây ra:
Bệnh
Thiếu vitamine
Rối loạn chính
BÉRIBÉRI
SCORBUT
PELLAGRE
Thiếu máu
Bệnh khô mắt
Bệnh còi xương
Vitamin B1
Vitamin C
Vtamin PP
Vitamin B12
Vitamin A
Vitamin D
Gây liệt, suy tim
Gây chảy máu
Gây rối loạn ở da và tâm thần
Xanh xao,yếu đầu chi, viêm lưỡi
Biến dạng xương
Ðặc điểm chung của các vitamin là gì?
Mặc dù có cấu trúc hoá học, vai trò và tác dụng khác nhau, nhưng tất cả các vitamin đều có chung các đặc tính :
  1. Không cung cấp năng lượng: tức calo=0
  2. Hoạt động với số lượng rất nhỏ : tuỳ theo từng loại vitamin mà lượng cần hàng ngày thay đổi từ vài microgam (vitamine B12) đến vài chục miligram (vitamine C).
  3. Ða phần cơ thể không tổng hợp được: phải nhập từ thức ăn bên ngoài đem vào.
  4. Không thể thay thế lẫn nhau: tức là khi thiếu vitamin này không thể đem vitamin khác thế được.
  5. Cần thiết cho hoạt động và phát triển của cơ thể.
Vitamin đóng vai trò là chất xúc tác, nhờ đó thức ăn được đồng hoá và biến đổi của tổ chức (tế bào). Vitamin tạo thuận lợi cho việc sản xuất và sử dụng năng lượng. Ngoài ra vitamin còn bảo vệ tế bào khỏi bị tấn công, nhờ đặc tính chống lại quá trình oxi hoá và tham gia vào việc chống nhiễm trùng, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị hư.
Thiếu vitamin sẽ gây ra những rối loạn cho cơ thể.
Những đối tượng nào dễ bị thiếu vitamin ?
Những đối tượng sau đây dễ bị thiếu vitamin:
  • Trẻ sinh non
  • Trẻ em
  • Người chơi thể thao
  • Phụ nữ có thai, nhất là khi bị nghén
  • Phụ nữ sau khi sanh
  • Phụ nữ cho con bú
  • Người ăn kiêng
  • Người già
  • Người bị bệnh mãn tính, đặc biệt là bệnh lý đường tiêu hoá như : tiêu chảy, đau bao tử
  • Người đang thời kỳ dưỡng bệnh
  • Nghiện thuốc lá, nghiện rượu
  • Người làm việc trong môi trường ô nhiễm, căng thẳng.
Làm sao biết bị thiếu vitamin?
Thiếu vitamin được phát hiện nhờ vào các triệu chứng và dấu hiệu sinh học (đo lượng vitamin trong máu).
Các triệu chứng có thể có của thiếu vitamin:
  • Dị ứng với ánh nắng mặt trời
  • Thay đổi ở da: khô da, mất độ sáng của da, mất tính mềm mại
  • Những thay đổi của lưỡi
  • Những thay đổi của móng tay, chân như móng mất bóng, có sọc, dễ gãy
  • Thay đổi khẩu vị như ăn không ngon hoặc tăng sự ngon miệng
  • Giảm độ nhạy cảm của cơ thể
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Giảm vui vẻ, dễ bị kích thích, nóng nãy
  • Giảm thể lực, giảm khả năng gắng sức
  • Giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ
  • Dễ bị bầm máu
  • Ðọc sách, nhìn mau mỏi mắt
  • Tê cóng, chuột rút
  • Vô sinh
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Rối loạn nhịp tim
  • Chậm mọc lông, dễ rụng tóc
  • Chậm liền sẹo
  • Dễ bị stress
  • Dễ bị nhiễm trùng.
 
BS..PHÙNG HOÀNG ĐẠO (Theo Encyclopédie Médicale)